Mục đích tồn tại của chúng ta

Nhiều nhà trí thức, các nhà tư tưởng cũng như những người bình thường đều bối rối và mơ hồ như nhau trong việc trả lời câu hỏi quan trọng nhất về sự sống của chúng ta:

Tại sạo chúng ta tồn tại?

Mục đích sự sống của chúng ta là gì?

Quả thật, Kinh Qur›an đã xác định mục đích và ý nghĩa sự tồn tại của con người trong cuộc sống này một cách rõ ràng và chính xác qua lời phán của Allah, Đấng Tối Cao:

{Và TA tạo hóa loài Jinn và loài người mục đích chỉ để chúng thờ phượng riêng TA} (Chương 51 – Azh-zhariyat, câu 56). Như vậy, thờ phượng là mục đích tồn tại của chúng ta trên trái đất này, còn những gì khác nó là các phương tiện, là những thứ bổ sung và hoàn thiện cho nó. Tuy nhiên, thờ phượng theo khái niệm của Islam không phải là sự tu hành khổ hạnh, lánh xa đời sống thế tục, cắt đứt mọi thú vui và hưởng lạc của cuộc đời, mà nó là sự bao quát mọi mặt của đời sống, không những chỉ là lễ nguyện Salah, nhịn chay, Zakah mà nó bao hàm tất cả mọi hành vi, các việc làm, lời nói, các mối quan hệ, những phát minh, thậm chí kể cả sự vui chơi và hưởng lạc, khi nào người chủ thể có sự định tâm mong muốn điều tốt đẹp thì những việc sinh hoạt đời thường trong cuộc sống vẫn là sự thờ phượng. Đấy là lý do tại sao Nabi e nói: “Ngay cả việc giao hợp (vợ chồng) của ai đó trong các ngươi cũng là một việc thiện” (Muslim 1006), có nghĩa là người Muslim sẽ đạt được ân phước và công đức ngay cả ở việc y thụ hưởng khoái lạc từ nơi người bạn đời của mình. Bởi lẽ đó, bản chất của thờ phượng mang mục tiêu của cuộc sống và là bản chất của cuộc sống. Cho nên, toàn bộ đời sống của người Muslim đều là các hình thức thờ phượng, như Allah, Đấng Tối Cao phán:

{Hãy bảo họ (Muhammad!): “Quả thật, việc dâng lễ nguyện Salah của ta, việc tế lễ của ta, cuộc sống và cái chết của ta đều hiến trọn cho Allah, Đấng Chủ Tể của vũ trụ và muôn loài”.} (Chương 6 – Al-An’am, câu 162).