Islam nhấn mạnh đạo đức trong giao dịch tài chính

Như Islam đã nói rõ về các giới luật giao dịch tài chính, quả thật nó luôn nhấn mạnh những phẩm chất đạo đức cho những người giao dịch như:

Uy tín:

Uy tín trong các giao dịch kinh doanh đối với người khác dù là người Muslim hay không phải Muslim là một trong những phẩm chất đạo đức quan trọng của người Muslim đi theo giáo luật của Allah. Sự nhấn mạnh phẩm chất đạo đức này được hiểu qua các dẫn chứng giáo lý dưới đây:

  • Allah, Đấng Tối Cao phán: {Quả thật, Allah ra lệnh bảo các ngươi phải giao hoàn tín vật về lại cho chú nhân của nó} (Chương 4 – Annisa’, câu 58).
  • Thiên Sứ của Allah r xem sự bội tín và gian lận là biểu hiện của Nifaq (giả tạo đức tin) khi Người nói: “Dấu hiệu của người Munafiq có ba: khi nói thì dối, khi hứa thì không giữ lời và khi được người tin cậy thì gian lận” (Albukhari: 33, Muslim: 59).
  • Giữ chữ tín là một trong các thuộc tính của những người có đức tin, như Allah, Đấng Tối Cao phán: }قَدْ أَفْلَحَ المُؤمِنُونَ - الَّذِينَ هُم فِي صَلَاتِهِم خَاشِعُونَ - وَالَّذِينَ هُم عَنِ اللَّغوِ مُعرِضُونَ - وَالَّذِينَ هُم لِلزَّكَاةِ فَاعِلُونَ - وَالَّذِينَ هُم لِفُرُوجِهِم حَافِظُونَ - إِلَّا عَلَى أَزوَاجِهِم أَو مَا مَلَكَت أَيمَانُهُم فَإِنَّهُم غَيرُ مَلُومِينَ - فَمَنِ ابتَغَى وَرَاءَ ذَلِكَ فَأُوْلَئِكَ هُمُ العَادُونَ - وَالَّذِينَ هُم لِأَمَانَاتِهِم وَعَهدِهِم رَاعُون{ (المؤمنون: 1، 8) {Những người có đức tin chắc chắn thành đạt: đó là những người hạ mình phủ phục trong việc dâng lễ nguyện Salah của họ, những người tránh xa chuyện tầm phào và vô bổ, và những người tích đực đóng Zakah. Và những ai giữ gìn phần kín đáo (che phủ không phô bày ra ngoài). Ngoại trừ với vợ hoặc với những (nữ tù bình) nằm dưới tay phải cua họ thì không bị khiển trách. Nhưng nếu ai tìm cách vượt quá mức giới hạn thì là những kẻ phạm tội. Và những ai thực hiện đúng lời ủy thác và lời hứa.} (Chương 23 – Al-Mu’minun, câu 1 – 8).
  • Và quả thật, Thiên Sứ của Allah r trước khi nhận lãnh sứ mạng, Người đã được cư dân Makkah mệnh danh là Assadiq Al-Amin (người trung thực và ngay thẳng) bởi vì Người luôn giữ tín trong mối quan hệ và giao dịch của Người.

Trung thực:

Trung thực và minh bạch là một trong những giá trị quan trọng mà Islam nhấn mạnh:

  • Nabi r nói về người bán và người mua: “Nếu cả hai trung thực và rõ ràng thì cuộc mua bán của cả hai sẽ được ân phúc, còn nếu cả hai che đậy và gian dối thì cuộc mua bán sẽ bị bối xóa hết ân phúc.” (Albukhari: 1973, Muslim: 1532).
  • Nabi r nói: “Các ngươi phải trung thực, bởi quả thật sự trung thực sẽ dẫn đến sự ngoan đạo, và sự ngoan đạo sẽ dẫn đến Thiên Đàng, và một người vẫn mãi luôn trung thực cho tới khi nào y được ghi ở nơi Allah là người trung thực đích thực” (Muslim: 2607).
  • Islam qui định người nào thề thốt một cách giả dối trong quá trình buôn bán hàng hóa của y thì y đã phạm vào một trong các đại trọng tội, như Nabi r đã nói: “Ba loại người Allah không nói chuyện với họ vào Ngày Phán Xét, Ngài sẽ không nhìn họ cũng không tha thứ tội lỗi cho họ, và họ sẽ phải bị trừng phạt đau đớn: ... người buôn bán món hàng của y bằng sự thề thốt dối trá” (Muslim: 106).

Chính xác và cư xử tốt:

Bắt buộc đối với mỗi người Muslim sản xuất và lao động phải có sự chính xác và hãy cư xử một cách tốt đẹp nhất có thể.

  • Bởi Allah đã qui định phải đối xử tốt đẹp với tất cả mọi thứ, Ngài ra lệnh phải thực hiện điều đó trong mọi khía cạnh của cuộc sống ngay cả đối với những sự việc có thể xuất hiện ở cái nhìn đầu tiên có vẻ không tốt lành như săn bắt, cắt cổ con vật. Nabi r nói: “Quả thật, Allah đã qui định sự tốt đẹp cho tất cả mọi thứ, bởi thế, khi nào các ngươi giết thì các ngươi hãy giết một cách tốt nhất và khi nào các ngươi cắt cổ (làm thịt) con vật thì các ngươi phải cắt cổ bằng cách tốt nhất, các ngươi hãy mài dao của các ngươi cho thật sắc bén để con vật ra đi được nhẹ nhàng.” (Muslim: 1955).
  • Nabi r đến tham dự buổi chôn cất một người, Người đến chỉ bảo các vị Sahabah đào huyệt mộ cho bằng và chôn cho đàng hoàng, rồi người quay sang nói với họ: “Dĩ nhiên điều này (việc đào huyệt mộ và chôn cho tốt) thực sự chẳng mang lại lợi ích cũng chẳng gây hại cho người chết, tuy nhiên, Allah yêu thích người khi làm thì làm cho tốt” (Albayhaqia trong các phần của đức tin Iman: 5315). Và trong một lời dẫn khác, Người nói: “Quả thật, Allah yêu thương ai đó trong các ngươi khi làm một việc làm nào đó thì y làm rất đàng hoàng” (Abu Ya’la: 4386, các phần của đức tin Iman: 5312).