Săn bắt hợp giáo luật

Săn bắt là việc làm không bị ngăn cấm đối với các thú vật và chim muôn được phép ăn thịt của chúng nhưng không thể chế ngự chúng để giết thịt chúng theo giáo luật, chẳng hạn như các loài chim hoang dã thuộc các loài không ăn thịt, tương tự như nai, hươu, thỏ rừng, ...

Săn bắt có những điều kiện bắt buộc sau:

  1. Người săn bắt phải là người Muslim, hoặc dân Kinh sách có ý thức về việc săn bắt, bởi thế con vật săn được do người thờ bụt tượng hoặc người tâm thần thì không ăn được
  2. Con vật phải là những loài không có khả năng chế ngự chúng để giết thịt theo giáo luật do chúng luôn bỏ chạy xa khỏi con người, còn nếu như con vật là những loài có khả năng chế ngự chúng để giết theo giáo luật như gà, dê, bò thì không được giết thịt chúng theo cách săn bắt.
  3. Dụng cụ giết phải sắc bén làm chết con vật như mũi tên, đạn và những gì tương tự, còn những gì giết con vật do sức nặng của nó như đá và những gì tương tự thì không được phép ăn ngoại trừ trước khi con vật chết kịp thời giết thịt nó theo giáo luật.
  4. Phải nhân danh Allah tức nói: Bissmillah trước khi phóng dụng cụ săn bắt.
  5. Nếu như bắt được con thú hoặc chim sau khi săn được mà nó vẫn còn sống, chưa chết, thì phải giết thịt nó bằng cách thức theo giáo luật.
  6. Cấm săn bắt thú vật không với mục đích ăn thịt, chẳng hạn như những người săn bắt thú vật chỉ vì thú vui và tiêu khiển.

Phép tắc và lễ nghĩa ăn uống

Allah quy định nhiều phép tắc và lễ nghĩa trong cách ăn và uống để khẳng định sự sáng suốt của Thượng Đế cũng như để nhắc nhở con người nhớ đến ân huệ mà Ngài đã ban cho họ, qua đó để phòng ngừa bệnh tật và để khỏi lãng phí vô ích. Những phép tắc và lễ nghĩa tiêu biểu:

Phép tắc và lễ nghĩa ăn uống

  1. Giáo luật cấm ăn và uống bằng các vật dụng bằng vàng và bạc hoặc được tráng với cả hai loại kim loại này, bởi vì trong sự việc đó có sự hoang phí và ngạo mạn, hơn nữa làm tủi lòng những người nghèo. Thiên Sứ của Allah r nói: “Các ngươi chớ uống bằng những vật dụng bằng vàng và bạc, cũng chớ đừng ăn trong những cái đĩa bằng hai thứ đó, bởi quả thật hai thứ đó là của họ trên thế gian và của các ngươi ở Đời Sau” (Albukhari: 5110, Muslim: 2067).
  2. Rửa hai tay trước và sau khi ăn, và hãy chắc chắn việc làm này nếu như hai tay có dơ hoặc có dính thức ăn.
  3. Nói Bissmillah (nhân danh Allah) trước khi ăn hoặc uống, điều đó mang y nghĩa rằng bề tôi cầu phúc và xin sự che chở bởi đại danh của Allah; và nếu quên nói từ lúc ban đầu thì hãy nói trong lúc ăn: (بِسْمِ اللهِ أَوَّلِهِ وَآخِرِهِ) Bissmillahi auwalihi wa a-khirihi Nhân danh Allah từ đầu đến cuối. Và quả thật, Nabi r đã nhìn thấy một cậu bé không biết phép tắc ăn nên Người đã dạy cậu bé, nói: “Này cậu bé, hãy nhân danh Allah, hãy ăn bằng tay phải và hãy ăn những gì ở ngay trước mặt mình” (Albukhari: 5061, Muslim: 2022).
  4. Ăn, uống bằng tay phải, Nabi r nói: “Các ngươi chớ ăn bằng tay trái bởi quả thật Shaytan ăn bằng tay trái” (Muslim: 2019).
  5. Giáo luật khuyến khích người Muslim không ăn hoặc uống trong tư thế đứng.
  6. Ăn phần thức ăn ở gần phía mình chớ ăn những phần của mọi người, bởi vì ăn phần thức ăn ở phía của mọi người là cách hành xử thiếu lịch sự, quả thật Nabi r đã bảo một cậu bé: “cậu hãy ăn phần ở ngay phía trước của mình”.
  7. Giáo luật khuyến khích nhặt miếng thức ăn lên khi nó rơi rớt, khuyến khích quét hết thức ăn còn dính và ăn nó, đó là duy trì và gìn giữ ân huệ và thức ăn.
  8. Không chê bai, xem thường thức ăn, hoặc là nên khen hoặc là không ăn nhưng giữ im lặng, Thiên Sứ của chúng ta r không hề chê bai thức ăn, nếu thích thì Người ăn còn không thích thì người không ăn. (Albukhari: 5093, Muslim: 2064).
  9. Không nên ăn quá nhiều thức ăn hơn nhu cầu cần thiết, bởi vì điều đó là con đường dẫn tới bệnh tật và lười biếng, nên ăn uống vừa đủ điều đó tốt nhất như Nabi r có nói: “Thật tệ hại cho con cháu Adam (con người) thường thích nhét đầy cái bao tử của y, con cháu Adam chỉ cần ăn vài miếng là đã đủ sức sống, nhưng nếu muốn vượt qua mức đó thì hãy chia bảo tử thành ba phần: một phần cho thức ăn, một phần cho đồ uống và một phần cho không khí” (Tirmizhi: 2380, Ibnu Ma-jah: 3349).
  10. Khi ăn xong hãy nói: (الحمد لله) (Al-hamdulillah) – (Mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng lên Allah hoặc tạ ơn Allah). Tạ ơn Allah về những ân huệ mà Ngài đã ban phát cho mình trong khi Ngài đã không ban phát cho đa số người, và cũng có thể nói thêm: Alhamdulillah allazdi at’amani hazda wa razaqani-hi min ghairi hawlin minni wala quwata. (Tạ ơn Allah, Đấng đã ban phát thức ăn này cho bề tôi và đã nuôi dưỡng bề tôi ngoài khả năng và sức mạnh của bề tôi).

Nabi r nói: “Quả thật, Allah hài lòng với người bề tôi rằng khi y ăn y tạ ơn Ngài hoặc khi y uống y cũng tạ ơn Ngài” (Muslim: 2734).