Các nghi thức trụ cột (Rukun) và các nghi thức bắt buộc (Wajib) của lễ nguyện Salah

Các nghi thức trụ cột (Rukun) của Salah: là những nghi thức cốt lõi của Salah, những nghi thức này nếu cố ý không thực hiện hay quên thực hiện thì Salah hoàn toàn mất giá trị tức không được công nhận.

Và chúng gồm các nghi thức sau:

Takbir Ihram (nói “اللهُ أَكْبَرُ” khi vào Salah), đứng dâng lễ nguyện Salah khi có khả năng, đọc chương Kinh Fatihah đối với người không theo sau Imam, Ruku’a, trở dậy từ Ruku’a để đứng nghiêm, Sujud, ngồi giữa hai Sujud, Tashahhud Al-Akhir, ngồi trong lúc Tashahhud Al-Akhir, nghiêm trang, và cho Salam.

Những nghi thức bắt buộc (Wajib) của Salah: là những nghi thức bắt buộc trong lễ nguyện Salah, nếu cố tình không thực hiện những nghi thức này thì lễ nguyện Salah không được chấp nhận, còn nếu như lỡ quên thực hiện thì giáo luật qui định phải thực hiện Sujud Sahwi (sẽ được trình bày một lát nữa đây).

Những nghi thức Wajib của Salah gồm những nghi thức sau:

Tất cả các Takbir ngoài Takbir Ihram, một lần nói lời tụng niệm (سُبْحَانَ رَبِّيَ الْعَظِيْم) – (Subha-na Rabbiyal-Azhi-m), lời tụng niệm dành cho người dâng lễ nguyện Salah một mình và người làm Imam: (سَمِعَ اللهُ لِمَنْ حَمِدَه) – (Sami’ollo-hu liman hamidah), lời tụng niệm dành cho tất cả mọi người: (رَبَّنَا وَلَكَ الْحَمْدُ) – (Rabbana wa laka-hamdu), nói một lần lời tụng niệm trong Sujud: (سُبْحَانَ رَبِّيَ الْأَعْلَى) – (Subha-na Rabbiyal-A’la), nói một lần lời tụng niệm trong lúc ngồi giữa hai Sujud: (رَبِّيْ اِغْفِرْلِيْ) – (Rabbigh-firli), và Tashahhud Auwal. Và đây là những nghi thức Wajib được thay thế bởi Sujud Sahwi nếu như lỡ quên thực hiện chúng.

Các nghi thức Sunnah của lễ nguyện Salah: là tất cả những gì không phải là nghi thức Rukun và nghi thức Wajib đều là những nghi thức Sunnah (khuyến khích), và chúng là những nghi thức làm hoàn thiện thêm cho lễ nguyện Salah chứ không làm mất đi giá trị của Salah, tuy nhiên, người Muslim nên duy trì và thực hiện nó.

Sujud Sahwi:

Là hai lần Sujud mà Allah qui định bắt buộc thực hiện khi làm thiếu các nghi thức trong Salah.

Khi nào nó được thực hiện?

Sujud Sahwi được thực hiện trong các trường hợp sau:

  1. Khi một người làm thêm một nghi thức nào đó của Salah như Ruku’a, Sujud, đứng, hoặc ngồi chẳng hạn do quên hay nhầm lẫn thì y phải thực hiện Sujud Sahwi.
  2. Nếu thực hiện thiếu sót một nghi thức Rukun nào đó của Salah thì phải thực hiện lại Rak’at đó rồi sau đó thực hiện Sujud Sahwi ở phần cuối của Salah.
  3. Khi bỏ một trong các nghi thức Wajib của lễ nguyện Salah chẳng hạn như bỏ Tashahhud Auwal do quên hay nhầm lẫn thì phải thực hiện Sujud Sahwi.
  4. Khi có sự nghi ngờ không biết chính xác là đã thực hiện bao nhiêu Rak’at thì người dâng lễ nguyện Salah phải xác định theo sự kiên định tức lấy số ít, rồi sau đó thực hiện Sujud Sahwi.

Cách thức Sujud Sahwi: Sujud hai lần, ngồi giữa hai lần Sujud giống như cách Sujud và ngồi giữa hai lần Sujud trong Salah.

Thời điểm Sujud: Sujud Sahwi được thực hiện trong hai thời điểm:

  • Trước Salam và sau khi Tashahhud Auwal, Sujud rồi cho Salam.
  • Sau khi cho Salam của lễ nguyện Salah xong, Sujud hai lần rồi cho Salam một lần nữa.

Những điều làm hỏng lễ nguyện Salah:

Nghịch ngợm với gương mặt hoặc tay trong suốt dâng lễ nguyện Salah là điều Makruh. .

  1. Bỏ một nghi thức Rukun hoặc điều kiện để thực hiện Salah trong khi có khả năng thực hiện một cách có chủ ý hoặc quên.
  2. Bỏ một nghi thức Wajib nào đó của Salah một cách có chủ ý.
  3. Nói chuyện trong Salah một cách cố ý.
  4. Cười lớn tiếng trong Salah.
  5. Cử động nhiều và liên tục một cách không cần thiết.

Những điều Makruh (đáng trách nhưng chưa đến mức Haram):

Mức độ nghiêm trang, sự kính cẩn biểu hiện lòng kính sợ Allah cũng như sự tránh xa những điều làm phân tâm trong lễ nguyện Salah sẽ làm tăng thêm ân phước và cấp bậc cho người thực hiện lễ nguyện Salah. . .

Là những hành động làm mất đi ân phước của lễ nguyện Salah, cũng như làm mất đi sự nghiêm trang và tôn kính của nó, gồm những điều sau:

  1. Thường xuyên nhìn qua lại trong Salah; bởi lẽ khi được hỏi về việc nhìn qua lại trong lúc Salah thì Nabi r nói: “Đó là hành vi lén lút lấy trộm mà Shaytan dùng để lấy trộm lễ nguyện Salah của người bề tôi” (Albukhari: 718).
  2. Nghịch bằng tay hoặc gương mặt như bẻ các ngón tay, đặt tay ở phần bụng
  3. Đã đi vào Salah nhưng con tim vẫn còn vướng bận với nhu cầu đi vệ sinh hoặc nhu cầu ăn uống. Nabi r nói: “Không có lễ nguyện Salah khi mà thức ăn đã được mang đến và cũng không có khi mà y đang cố cưỡng lại hai nhu cầu (đại tiện và tiểu tiện)” (Muslim: 560).

 

Các lễ nguyện Salah khuyến khích:

Những lễ nguyện Salah tự nguyện là nguyên nhân được Allah thương yêu .

Người Muslim chỉ có bổn phận bắt buộc dâng lễ nguyện Salah năm lần trong mỗi ngày đêm.

Cùng với nghĩa vụ bắt buộc đó, giáo luật cũng khuyến khích người Muslim thực hiện thêm các lễ nguyện Salah tình nguyện, mục đích để Allah yêu thương người bề tôi nhiều hơn đồng thời để bù đắp cho các lễ nguyện Salah bổn phận và nghĩa vụ bị thiếu sót.

Có rất nhiều lễ nguyện Salah khuyến khích, tiêu biểu nhất:

  1. Sunan Rawatib: Là các lễ nguyện Salah khuyến khích được thực hiện cùng với các lễ nguyện Salah bắt buộc và người Muslim không nên không thực hiện.

Quả thật, Nabi r nói: “Không một người Muslim nào dâng lễ nguyện Salah mỗi ngày vì Allah mười hai Rak’at không phải là các lễ nguyện Salah bắt buộc mà không được Allah xây cho một ngôi nhà trong Thiên Đàng” (Muslim: 728). Các lễ nguyện Salah Sunnan Rawatib gồm các Rak’at sau:

1 Hai Rak’at trước Salah Fajar.
2 Bốn Rak’at trước Salah Zhuhur, cho Salam mỗi khi được hai Rak’at; và hai Rak’at sau Zhuhur.
3 Hai Rak’at sau Salah Maghrib.
4 Hai Rak’at sau Salah Isha’.
  1. Salah Witir: Là lễ nguyện Salah có số Rak’at luôn lẻ, nó là lễ nguyện Salah ân phúc nhất trong các lễ nguyện Salah khuyến khích. Nabi r nói: “Các người hãy thực hiện Salah Witir, hỡi những người của Qur’an!” (Tirmizhi: 453, Ibnu Ma-jah: 1170).

Thời điểm tốt nhất để thực hiện lễ nguyện Salah này là phần thời gian cuối của đêm, tuy nhiên, người Muslim có thể thực hiện vào bất cứ lúc nào sau lễ nguyện Salah Isha’ cho đến trước khi hừng đông.

Số Rak’at ít nhất của lễ nguyện Salah này là một Rak’at, và tốt nhất là nên thực hiện ba Rak’at, tuy nhiên, cũng có thể thực hiện nhiều hơn tùy theo khả năng của người thực hiện, bởi vì Nabi r thường thực hiện mười một Rak’at.

Theo căn bản thì lễ nguyện Salah khuyến khích được thực hiện mỗi lần là hai Rak’at, người thực hiện cứ dâng lễ hai Rak’at rồi cho Salam. Tương tự, Salah Witir cũng thế, tuy nhiên người dâng lễ sẽ thực hiện một Rak’at trong lần cuối, giáo luật qui định sau khi trở dậy từ Ruku’a và trước khi Sujud thì nên giơ hai tay lên và đọc lời Du-a Qunut như Nabi r đã dạy.

Các giờ cấm dâng lễ nguyện Salah khuyến khích:

Tất cả mọi lúc đều được phép thực hiện lễ nguyện Salah khuyến khích trừ các giờ bị giáo luật cấm bởi vì các giờ đó là thời gian thờ phượng của những người vô đức tin. Bởi thế, không được thực hiện lễ nguyện Salah vào các giờ đó trừ các lễ nguyện Salah bắt buộc hoặc các lễ nguyện Salah khuyến khích có kèm theo nguyên nhân chẳng hạn như Salah chào Masjid. Điều cấm này chỉ đối với riêng lễ nguyện Salah, còn việc tụng niệm và Du-a thì lúc nào cũng được phép.

Các giờ cấm dâng lễ nguyện Salah gồm các giờ sau đây:

1 Từ sau giờ Salah Fajar cho tới khi mặt trời mọc lên cao khoảng một sào, và ở các nước ôn đới thì từ lúc mặt trời vừa mọc cho tới khi nó lên cao một sào là độ khoảng 20 phút.
2 Khi mặt trời đứng bóng và đó là thời gian rất ngắn diễn ra trước khi vào giờ Zhuhur.
3 Sau giờ Salah Asr cho tới khi mặt trời lặn.

Giáo luật cấm dâng lễ nguyện Salah khuyến khích sau giờ Salah Asr cho tới khi mặt trời lặn. .

Salah Jama’ah (tập thể)

Allah ra lệnh bảo những người đàn ông phải thực hiện năm lễ nguyện Salah bắt buộc cùng với tập thể, và quả thật ân phước của việc dâng lễ nguyện Salah cùng với tập thể rất lớn, Nabi r nói: “Dâng lễ nguyện Salah tập thể tốt hơn dâng lễ nguyện Salah một mình hai mươi bảy cấp” (Albukhari: 619, Muslim: 650).

Tập thể nhỏ nhất là gồm người Imam (dẫn lễ) và người Ma’mum theo sau Imam, và khi tập thể càng đông thì càng có sự thương yêu của Allah nhiều hơn.

Ý nghĩa của việc theo sau Imam:

Rằng người dâng lễ nguyện Salah theo sau Imam có sự liên kết với Imam của y, tức y phải theo sau vị Imam đó trong Ruku’a, Sujud, lắng nghe Imam đọc và không được phép thực hiện các động tác trước Imam cũng như không được làm bất cứ một điều gì khác với Imam mà phải thực hiện ngay sau khi Imam đã thực hiện.

Nabi r nói: “Quả thật, Imam được dựng lên để dẫn đầu, bởi thế, khi nào y Takbir thì các người hãy Takbir, các người chớ đừng Takbir trừ phi y đã Takbir; và khi y Ruku’a thì các người hãy Ruku’a, các người chớ Ruku’a trừ phi y đã Ruku’a; và khi y nói: (سَمِعَ اللهُ لِمَنْ حَمِدَهُ) thì các người hãy nói: (رَبَّنَا وَلَكَ الْحَمْدُ); và khi nào y Sujud thì các người hãy Sujud, các người chớ Sujud trừ phi y đã Sujud . .” (Albukhari: 701, Muslim: 414, và Abu Dawood: 603).

Ai là người được đề cử làm Imam?

Người được đề cử làm Imam phải là người học thuộc lòng Kinh Qur’an của Allah, cứ như thế mà cho người tốt nhất, như Nabi r có nói: “Dẫn lễ nguyện Salah cho cộng đồng là người đọc tốt nhất Kinh sách của Allah, nếu khả năng đọc ngang bằng nhau thì xem xét đến kiến thức về Sunnah . .” (Muslim: 673).

Đâu là vị trí đứng của Imam và những người Ma’mum?

Người Imam phải đứng lên phía trên và những người Ma’mum phải đứng thành hàng ngang phía sau lưng y, các hàng phải được hoàn chỉnh từ hàng đầu rồi đến các hàng tiếp theo sau; trường hợp nếu như Ma’mum chỉ có một người thi y sẽ đứng sát bên phải của Imam.

Cách hoàn tất lễ nguyện Salah thế nào khi không kịp hoàn thành cùng với Imam?

Người nào đi vào khi Imam đã xong một phần nào đó của lễ nguyện Salah thì y cứ Takbir vào cuộc cùng với Imam ngay lúc đó, hãy thực hiện cùng với Imam cho tới khi y cho Salam thì đứng dậy rồi thực hiện những gì còn thiếu của lễ nguyện Salah.

Những phần của lễ nguyện Salah mà y bắt kịp với Imam thì được tính là phần đầu của Salah, còn những gì y hoàn tất sau đó được tính là phần cuối của Salah.

Như thế nào là bắt kịp một Rak’at cùng với Imam?

Lễ nguyện Salah được tính bằng số Rak’at thực hiện được, người nào bắt kịp Ruku’a cùng với Imam thì coi nhu y đã bắt kịp một Rak’at trọn vẹn cùng với Imam, còn người nào không bắt kịp Ruku’a cùng với Imam thì cũng nhập ngay vào cùng với Imam, tuy nhiên, những gì y thực hiện của Rak’at mà y bỏ lỡ thì không được tính là một Rak’at.

Các thí dụ về việc hoàn tất lễ nguyện Salah đối với người đã bỏ mất phần đầu của cuộc dâng lễ cùng với Imam

Người nào bắt kịp cùng với Imam trong lễ nguyện Salah Fajar ở Rak’at thứ hai, khi Imam cho Salam thì y phải đứng dậy để hoàn tất Rak’at còn lại bởi vì lễ nguyện Salah Fajar gồm hai Rak’at trong khi đó y chỉ mới thực hiện được có một Rak’at.

Ai bắt kịp Ruku’a cùng với Imam ở Rak’at thứ ba của lễ nguyện Salah Zhuhur thì coi như y đã bắt kịp với Imam hai Rak’at (nhưng hai Rak’at được coi là hai Rak’at ở phần đầu của Zhuhur), khi Imam cho Salam thì y phải đứng dậy để thực hiện nốt hai Rak’at còn lại, và đó là hai Rak’at thứ ba và thứ tư, vì Zhuhur gồm bốn Rak’at cả thảy.

Ai bắt kịp với Imam khi Imam đang trong Tashahhud Al-Akhir của lễ nguyện Salah Maghrib, khi Imam cho Salam thì y phải đứng dậy thực hiện đầy đủ ba Rak’at; bởi vì y chỉ kịp với Imam trong Tashahhud Al-Akhir trong khi việc được tính là một Rak’at chỉ khi nào y bắt kịp Ruku’a cùng với Imam.

Azan

Azan là một trong các việc làm ân phước ở nơi Allah. .

Allah qui định cho những người Muslim phải Azan để kêu gọi mọi người đến dâng lễ nguyện salah, và nó là lời thông báo đã vào giờ lễ nguyện Salah, và Ngài cũng qui định Iqamah để thông báo giờ tiến hành dâng lễ nguyện salah. Quả thật, trước kia những người Muslim tập hợp lại để dâng lễ nguyện Salah mà không có người đứng lên hô gọi, vào một ngày họ nói chuyện với nhau về vấn đề này, một số thì bảo: chúng ta nên dùng chuông giống như cái chuông của những người Thiên Chúa giáo, một số khác thì nói: không, chúng ta nên dùng cái sừng giống như cái sừng của người Do thái, Umar t nói: sao chúng ta không cử một người đứng lên hô gọi đến Salah? Thế là Thiên Sứ của Allah r nói: “Này Bilal, anh hãy đứng lên hô gọi mọi người đến Salah đi” (Albukhari: 579, Muslim: 377).

Cách thức Azan và Iqamah:

  • Azan và Iqamah là điều bắt buộc cho cả tập thể chứ không phải cho từng cá nhân, nếu như cả tập thể bỏ Azan và Iqamah thì cuộc dâng lễ nguyện Salah của họ vẫn có giá trị nhưng tất cả sẽ bị bắt tội.
  • Giáo luật qui định hô gọi lời Azan một cách lớn tiếng với giọng tốt và khỏe để mọi người có thể nghe thấy mà đến với Salah.
  • Quả thật, các lời Azan và Iqamah có nhiều lời được xác thực từ Thiên Sứ của Allah r, nhưng lời Azan và Iqamah được biết đến nhiều nhất là các lời sau đây:

Iqamah

  1. Allah Vĩ Đại nhất, Allah Vĩ Đại nhất.
  2. Tôi chứng nhận rằng không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah .
  3. Tôi chứng nhận rằng Muhammad là Thiên sứ của Allah. .
  4. Hãy đến với lễ nguyện Salah.
  5. Hãy đến với sự thành công.
  6. Quả thật, lễ nguyện Salah được thực hiện, quả thật, lễ nguyện Salah được thực hiện.
  7. Allah Vĩ Đại nhất, Allah Vĩ Đại nhất.
  8. Không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah.

Lời Azan:

  1. (Ollo-hu-Akbar, Ollo-hu-Akbar, Ollo-hu-Akbar, Ollo-hu-Akbar) (Allah là Đấng Vĩ Đại Nhất)
  2. (Ash-hadu-alla-ila-ha-illollo-h, Ash-hadu-alla-ila-ha-illollo-h) (Tôi chứng nhận rằng không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah)
  3. (Ash-hadu-anna-Muhammadar-rosu-lullo-h) (Tôi chứng nhận rằng Muhammad là vị Thiên Sứ của Allah)
  4. (Hayya-alassola-h, Hayya-alassola-h) (Hãy đến với lễ nguyện Salah)
  5. (Hayya-alal-fala-h, Hayya-alal-fala-h) (Hãy đến với sự thành công)
  6. Allah Vĩ Đại nhất, Allah Vĩ Đại nhất.
  7. Không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah.

Allah, Đấng Tối Cao ban ân phước cho người Muslim theo mỗi bước chân của y đi đến Masjid.

Sự lặp lại theo sau người Azan:

Khuyến khích người nào nghe thấy lời Azan thì nên lặp lại theo sau người Azan, có nghĩa là nói giống hoàn toàn như những lời người Azan nói ngoại trừ khi người Azan nói (حَيَّ عَلَى الصَّلَاة) hoặc (حَيَّ عَلَى الْفَلَاحِ) thì nói: (La hawla wa la qu-wata illa billa-h) (Không có sức mạnh và quyền lực nào ngoài sức mạnh và quyền lực của Allah) Sau khi lời Azan đã dứt thì hãy nói: (Ollo-humma Rabba ha-zdad-da’watit-ta-mmah, wassola-til-qo-imah, a-ti Muhammadan al-wasi-lah wal-fadhi-lah, wab’ath-hu maqo-man mahmu-danil-lazdi wa’adtah) (Lạy Allah, Thượng Đế của lời cầu nguyện hoàn hảo và phúc lành này, xin Ngài hãy ban cho Muhammad ân phúc và hãy nâng Người lên vị trí đáng được ca ngợi mà Ngài đã hứa).