Allah ra lệnh bảo người Muslim phải tẩy sạch nội tâm khỏi những vết nhơ của sự thờ đa thần, các căn bệnh của trái tim và phải tẩy sạch bên ngoài thân thể khỏi những điều Haram và những thứ dơ bẩn, ô uế.

Ý nghĩa của Taharah

Theo nghĩa đen của từ thì Taharah có nghĩa là sự tẩy sạch, làm vệ sinh và thanh lọc.

Quả thật, Allah, Đấng Tối Cao đã ra lệnh cho người Muslim phải tẩy sạch cả bên ngoài lẫn bên trong của cơ thể, tẩy sạch bên ngoài khỏi những điều Haram, những thứ dơ bẩn và ô uế, còn tẩy sạch bên trong là tẩy sạch con tim khỏi sự thờ đa thần, những căn bệnh của trái tim như sự ganh ghét đố kỵ, tự cao tự đại, .. và nếu như y đã làm điều đó thì y đáng được Allah yêu thương, như Ngài đã phán: {Quả thật, Allah yêu thương những người biết ăn năn sám hối và yêu thương những người luôn giữ mình sạch sẽ} (Chương 2 – Albaqarah, câu 222).

Và Allah ra lệnh bảo phải làm Taharah khi muốn dâng lễ nguyện Salah bởi vì đó là việc đứng trình diện trước Ngài, như chúng ta đã biết rằng một người thường tẩy sạch thân thể và chọn mặc quần áo tươm tất và sạch đẹp nhất một khi y muốn đi gặp đức vua hay đi gặp một vị lãnh đạo cao cấp nào đó, vậy khi đứng trình diện trước Allah, vị vua của các vị vua thì việc tẩy sạch thân thể và chỉnh chu áo quần chẳng phải càng nên long trọng hơn sao?!

Taharah mà giáo lý yêu cầu để dâng lễ nguyện Salah là gì?

Allah ra lệnh bảo người Muslim phải làm Taharah theo nghi thức được giáo lý chỉ dạy mang một ý nghĩa đặc trưng, nó là một nghi thức bắt buộc khi người Muslim muốn dâng lễ nguyện Salah, hay muốn cầm quyển Qur’an để đọc, hoặc muốn Tawaf Ngôi Đền Thiêng Ka’bah (đi vòng quanh ngôi đền, một trong các nghi thức của cuộc hành hương Hajj); và nó cũng được khuyến khích ở nhiều chỗ khác nữa chẳng hạn như khi muốn đọc Qur’an một cách thuộc lòng, Du-a (cầu nguyện, khấn vái), ngủ,...

Bởi thế, khi nào người Muslim muốn dâng lễ nguyện Salah thì phải làm Taharah hai điều:

Những thứ Najis

Hadath

Taharah những thứ Najis

  • Những thứ Najis là những thứ dơ bẩn và ô uế được cảm nhận bằng các giác quan của cơ thể được qui định trong giáo lý. Allah bảo chúng ta phải tẩy sạch chúng khi muốn thờ phượng Ngài.
  • Và theo nguyên gốc của tất cả mọi sự vật thì chúng đều sạch sẽ và tinh khiết, bởi thế, khi nào chúng ta nghi ngờ không biết rằng quần áo chẳng hạn có sạch hay không nhưng chúng ta lại không chắc chắn là có những thứ Najis dính vào thì lúc bấy giờ thì nguyên gốc của nó là sạch
  • Và khi nào chúng ta muốn dâng lễ nguyện Salah thì bắt buộc chúng ta phải tẩy sạch thân thể, quần áo, chỗ dâng lễ khỏi những thứ Najis.

Những thứ Najis:

1 Nước tiểu và phân người.
2 Máu chảy ra ngoài cơ thể.
3 Nước tiểu và phân của tất cả các loài động vật không được phép ăn thịt của chúng (xem trang 187)
4 Chó và heo.
5 Xác chết của các loài động vật (ý nói tất cả xác chết của các loài động vật ngoại trừ những loài được phép ăn thịt của chúng khi được giết theo cách thức được qui định trong giáo lý, xem thêm trang 188), riêng đối với xác chết của người, các loài cá và côn trùng thì không Najis.

Chỉ cần tẩy xóa đi những vết bẩn Najis là được, với bất cứ loại phương tiện tẩy xóa nào.

Cách tẩy sạch những thứ Najis:

Đối với thân thể, quần áo, chỗ dâng lễ hoặc những thứ gì khác thì chỉ cần rửa sạch những chỗ dính các thứ Najis là được, và có thể tẩy sạch những thứ Najis bằng bất cứ phương tiện gì, bằng nước hay bằng những thứ khác, bởi vì giáo luật chỉ yêu cầu làm mất đi các thứ Najis chứ không qui định số lần rửa trừ những thứ Najis của con chó (nước bọt, nước tiểu và phân của nó) thì giáo luật qui định phải rửa bảy lần trong đó một lần bằng đất, còn đối với những thứ Najid còn lại thì chỉ cần làm mất đi hình hài của nó còn màu sắc và mùi của nó thì không ảnh hưởng gì, như Nabi r nói với một vị Sahabah nữ về việc rửa máu kinh nguyệt: “Chỉ cần nàng rửa máu là được rồi, còn dấu vết của nó không ảnh hưởng gì” (Abu Dawood: 365).

Cung cách đi vệ sinh và làm vệ sinh Istinja’:

  • Khuyến khích bước vào nhà vệ sinh bằng chân trái trước, rồi nói: “Bismillah, Ollo-humma inni a’u-zdu bika minal-khubuthi wal-khoba-ith” – “Nhân danh Allah, lạy Allah, quả thật bề tôi xin Ngài che chở khỏi những tên Shaytan nam và nữ”.
  • Khi trở ra thì bước ra bằng chân phải trước, rồi nói: “Ghufra-naka” – “Xin Ngài hãy tha thứ cho bề tôi!”.
  • Phải che đậy phần Awrah (phần kín của cơ thể không được để người khác nhìn thấy trừ phi là vợ chồng, Awrah của nam từ rốn xuống đến đầu gối, của nữ là toàn thân trừ gương mặt và hai bàn tay) khỏi tầm nhìn của mọi người trong lúc đi vệ sinh.
  • Nghiêm cấm đi vệ sinh tại những nơi làm ảnh hướng đến mọi người.
  • Nếu ở những nơi hoang vắng thì nghiêm cấm đi vệ sinh tại những hang hốc, các lỗ dưới đất vì sợ gây hại đến loài vật cũng như bị loài vật gây hại.
  • Người Muslim không được phép hướng mặt, lưng về phía Qiblah ở nơi hoang vắng hay ngoài trời, còn riêng ở trong các nhà vệ sinh thì không sao, bởi Nabi r có nói: “Khi các ngươi đi vệ sinh thì các ngươi chớ quay mặt, lưng hướng về Qiblah” (Albukhari: 386, Muslim: 264).
  • Phải cẩn thận để khỏi dính Najis lên người và quần áo và khi lỡ dính thì phải rửa sạch các vết bẩn Najis đó.
  • Khi đi vệ sinh xong cần làm một trong hai điều:

Nên dùng tay trái để làm vệ sinh

làm sạch cơ quan bài tiết (nước tiểu, phân) bằng nước được gọi là hình thức làm sạch Istinja’.
làm sạch ba lần hay nhiều hơn bằng khăn giấy, đá, đất khô, .. và những thứ có thể tẩy sạch thân thể và tẩy xóa những thứ Najis, được gọi là hình thức làm sạch Istijmaar.

Hadath:

  • Hadath: là sự mô tả mang tính nội dung về hiện tượng của con người không thể dâng lễ nguyện Salah nếu như chưa làm Taharah, chứ không phải là một thứ gì đó có hình thể như những thứ Najis.
  • Hadath sẽ bị mất đi khỏi người Muslim khi nào y đã lấy nước Wudu’ hoặc đã tắm bằng nước Tahur, và nước Tahur là nước không bị lẫn vào những thứ Najis làm thay đổi màu, mùi hoặc vị của nó.
  • Khi nào y đã làm Wudu’ thì y đã ở trong thể trạng Taharah (sạch sẽ và tinh khiết), y có thể thực hiện lễ nguyện Salah cho đến khi nào y gặp phải Hadath.

Hadath được chia làm hai loại:

Hadath bắt buộc một người phải làm Wudu’ mới khiến thể trạng được sạch sẽ, được gọi là Hadath nhỏ hay tiểu Hadath.
Hadath bắt buộc một người phải tắm rửa toàn thân bằng nước mới khiến thể trạng được sạch sẽ, được gọi là Hadath lớn hay đại Hadath.

Hadath nhỏ và Wudu’:

Sự Taharah của người Muslim bị phá hỏng và bắt buộc y phải làm Wudu’ khi y gặp phải một trong các điều sau:

    1. Tiểu tiện, đại tiện và những gì tiết ra theo hai đường bài tiết (đường hậu môn như xì hơi, bộ phận sinh dục như tinh dịch, máu kinh nguyệt). Allah, Đấng Tối Cao phán: {Hoặc ai trong các ngươi vừa mới đi vệ sinh xong.} (Chương 4 – Annisa’, câu 43).
    2.  
  1. Chạm, sờ vào bộ phận sinh dục một cách trực tiếp và kích dục, Nabi r nói: “Ai sờ vào bộ phận sinh dục thì hãy làm Wudu’” (Abu Dawood 181).
  2. Ăn thịt lạc đà, quả thật, có lời đã hỏi Nabi r rằng chúng tôi có phải làm Wudu’ sau khi ăn thịt lạc đà không thì Người r nói có. (Muslim: 360).
  3. Mất trí do ngủ, hoặc bị tâm thần hay say và mê sảng.