Zakah

 

Trích một phần tài sản bố thí là điều Allah bắt buộc mỗi người Muslim, những người giàu dùng nó để tẩy xóa sự khó khăn và giúp đỡ cho những người nghèo khó, và mang những giá trị thiêng liêng khác nữa.

Mục đích và ý nghĩa của Zakah

Allah sắc lệnh nghĩa vụ Zakah cho các tín đồ Muslim với những mục đích và ý nghĩa thiêng liêng, xin liệt kê ra một số sau đây

  1. Quả thật, bản chất yêu thích tiền bạc và của cải của con người khiến con người luôn cố gắng bảo vệ và giữ kỹ không muốn san sẻ và ban bố cho ai. Bởi thế, giáo luật bắt buộc phải thực hiện xuất Zakah nhằm thanh lọc bản thân khỏi sự keo kiệt, hẹp hòi và tham lam, giúp bản thân loại trừ bản chất chỉ biết yêu thích trần gian mà quên đi Đời Sau. Allah, Đấng Tối Cao phán: }خُذْ مِنْ أَمْوَالِهِمْ صَدَقَةً تُطَهِّرُهُمْ وَتُزَكِّيهِمْ بِهَا{ (التوبة: 103). {Hỡi Sứ giả!) Hãy nhận lấy của bố thí từ tài sản của họ để tẩy sạch và thanh lọc họ.} (Chương 9 – Attawbah, câu 103).
  2. Thực hiện bổn phận Zakah là cở sở thiết lập mối liên kết và gắn nối tình hữu nghị giữa các tín đồ, bởi lẽ tâm lý con người vốn dĩ thích được đối xử tốt, hơn nữa xã hội Muslim được kết cấu từ những cá thể cần hỗ trở lẫn nhau giống như một bức tường kiên cố do các viên gạch kết chặt với nhau, và giúp giảm bớt các tệ nạn trộm cắp, cướp bóc và tham ô.
  3. Khẳng định ý nghĩa thờ phượng và tuân phục một cách hoàn toàn và triệt để mệnh lệnh của Allah, Thượng Đế của vũ trụ và muôn loài, khi mà người giàu xuất một phần tài sản của mình để chấp hành theo giáo luật của Ngài. Và trong việc xuất Zakah là thể hiện sự tri ân về ân huệ mà Allah đã ban phát và sự tri ân sẽ được đền bù bằng sự gia tăng thêm nhiều ân huệ như Allah đã phán: }لَئِنْ شَكَرْتُمْ لَأَزِيدَنَّكُمْ{(إبراهيم: 7). {Nếu các ngươi biết ơn, TA sẽ ban thêm ân huệ cho các ngươi} (Chương 14 – Ibrahim, câu 7).
  4. Thực hiện nghĩa vụ Zakah giúp con người khái niệm về an sinh xã hội, giúp cân đối giữa các tập thể trong xã hội, không có sự chênh lệch quá mức về sự giàu có cũng như sự nghèo đói, tránh được sự độc tài về tài chính. Allah, Đấng Tối Cao phán: }كَيْ لَا يَكُونَ دُولَةً بَيْنَ الْأَغْنِيَاءِ مِنْكُمْ{ (الحشر: 7). {Mục đích để nó (tài sản) không nằm trong vòng luân lưu của người giàu có trong các người.} (Chương 59 – Al-Hashr, câu 7).

Bản chất của con người luôn yêu thích tiền bạc và tài sản một cách tham lam, và Islam kêu gọi đến với sự thanh lọc bản thân khỏi sự tham lam quá mức.

Những loại tài sản nào bắt buộc phải xuất Zakah?

Không bắt buộc Zakah đối với những loại tài sản dùng để sử dụng như nhà ở cho dù ngôi nhà có giá trị đến mấy, hoặc xe hơi, quần áo, thức ăn và đồ uống.

Quả thật, Allah chỉ bắt buộc Zakah đối với các loại tài sản không mang tính chất là vật sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, và từ các loại tài sản có sự phát triển và gia tăng, như các loại dưới đây:

  1. Vàng và bạc không được dùng trong nữ trang và trang phục.

Zakah không phải bắt buộc đối với vàng và bạc trừ phi số lượng đã đạt đến mức lượng theo qui định của giáo luật (được gọi là Nisab) trong vòng một năm trọn vẹn tương đương với 354 ngày (theo niên lịch mặt trăng).

Nisab Zakah của vàng và bạc:

Vàng là khoảng 85 gr, còn bạc thì khoảng 595 gr.

Khi nào người Muslim sở hữu vàng và bạc với mức lượng này trở lên thì phải trích 2,5% của tổng số vàng hoặc bạc có được cho nghĩa vụ Zakah.

  1. Các loại tiền tệ dù đang nắm giữ tại nhà hay đang cất giữ tại các ngân hàng.

Cách xuất Zakah loại tài sản này là tính theo Nisab của vàng, nếu số tiền có được tương ứng với Nisab của vàng hoặc nhiều hơn tại thời điểm phải xuất Zakah thì phải trích 2,5% cho nghĩa vụ Zakah (thời điểm Zakah là một lần trong một năm tính theo niên lịch mặt trăng như đã được nói trên).

Thí dụ: Giá cả của vàng luôn thay đổi, nếu giá vàng vào thời điểm bắt buộc phải xuất Zakah là 25 đô la trên một gram thì Nisab lúc bấy giờ sẽ là:

25 (giá của một gram vàng, và nó luôn biến động) X 85 (số gram vàng, và nó luôn ở mức cố định) = 2125 đô la (Nisab của tài sản loại tiền tệ).

  1. Các loại hàng hóa kinh doanh:

Là tất cả những gì được mang ra để kinh doanh buôn bán như đất đai, nhà cửa, tòa cao ốc, hoặc các mặt hàng thực phẩm hay các loại hàng hóa tiêu dùng.

Cách thức xuất Zakah đối với các loại tài sản thuộc dạng này: Người sở hữu sẽ tính hết toàn bộ giá trí của tất cả các hàng hóa mà y kinh doanh sau một năm trọn vẹn, giá của các mặt hàng sẽ được tính theo giá thị trường tại thời điệm muốn xuất Zakah, nếu tổng giá trị đạt đến Nisab của tài sản tiền tệ thì phải trích ra 2,5% để đóng Zakah.

 

  1. Những gì mọc ra từ đất từ các loại cây trồng, trái quả, và các loại hạt:

Allah, Đấng Tối Cao phán: }يَا أَيُّهَا الَّذِينَ آَمَنُوا أَنْفِقُوا مِنْ طَيِّبَاتِ مَا كَسَبْتُمْ وَمِمَّا أَخْرَجْنَا لَكُمْ مِنَ الْأَرْض{ (البقرة: 267).

{Hỡi những ai có đức tin! Hãy bố thí những bổng lộc tốt mà các ngươi đã tìm kiếm được cũng như những bổng lộc mà TA đã cho xuất ra cho các ngươi từ đất đai} (Chương 2 – Albaraqah, câu 267).

Bắt buộc Zakah chỉ đối với các loại cây trồng nhất định chứ không phải tất cả, với điều kiện là sản lượng thu hoạch được phải đạt mức theo qui định của giáo luật. Mức lượng xuất Zakah cũng được phân biệt giữa các loại cây trồng được tưới tiêu theo nguồn nước tự nhiên như mưa và các con sông và các loại cây trồng được tưới tiêu bằng công sức và các phương tiện, điều này nhằm mục đích quan tâm đến hoàn cảnh của mọi người.

  1. Các loại gia súc từ bò, lạc đà và dê cừu, chỉ bắt buộc Zakah khi nào các loại gia súc này được chăn nuôi thả rong trên đồng cỏ, người chăn nuôi không phải tốn kém về chi phí thức ăn cho chúng.

Còn nếu các loại gia súc này được chăn nuôi bởi sự tốn kém chi phí thức ăn cho chúng hoặc đa phần là phải cung cấp thức ăn cho chúng thì không bắt buộc phải xuất Zakah.

Nisab cũng như mức lượng xuất Zakah đối với các loại gia súc này được trình bày đầy đủ và cụ thể trong các sách Fiqh (thông hiểu giáo lý).

Zakah được chi cho những ai? (Tức đối tượng nào được hưởng nguồn Zakah?).

Islam đã giới hạn các thành phần hay các đối tượng được hưởng nguồn Zakah một cách cụ thể. Người Muslim được phép đưa Zakah cho một dạng đối tượng hay nhiều đối tượng thuộc các thành phần được phép hưởng, hoặc có thể đưa cho các tổ chức chuyên thu gom Zakah hay các hội từ thiện chuyên phân phát Zakah cho những đối tượng được hưởng quyền lợi này, và tốt nhất là nên phân phát trong xứ sở mình đang sinh sống.

Những đối tượng được hưởng quyền lợi từ Zakah là những thành phần dưới đây:

Người nghèo là những người thiếu thốn, chưa có đủ những đáp ứng cho các nhu cầu cần thiết tối thiểu trong cuộc sống.

  1. Người nghèo và khó khăn, họ là những người thiếu thốn, chưa có đủ những đáp ứng cho các nhu cầu cần thiết tối thiểu trong cuộc sống.
  2. Người chuyên hoạt động thu gom và phân phát của Zakah
  3. Người nô lệ muốn chuộc thân mình từ người chủ, dùng tiền Zakah để mua chuộc và trả tự do cho y.
  4. Người mắc nợ không có khả năng chi trả, dù đó là khoản nợ cho sự cải thiện riêng của bản thân, hay khoản nợ cho lợi ích chung cho cộng đồng.
  5. Người chiến đấu cho con đường chính nghĩa của Allah, họ là những người đi đánh chiến để bảo vệ tôn giáo, đất nước, quê hương xứ sở của họ, và cũng được liệt kê vào trong đối tượng này đối với tất cả các việc làm truyền bá và nhân rộng Islam, giơ cao lời phán của Allah
  6. Người mới cải đạo sang Islam, họ là những người mới giác ngộ Islam hoặc những người ngoại đạo có hy vọng sẽ cải đạo sang Islam, và không phân phát Zakah cho những đối tượng này một cách trực tiếp theo từng cá nhân riêng lẻ mà nó được giao lại cho người chuyên hoạt động phân phát Zakah hay những người trông coi vụ việc của người Muslim hoặc những tổ chức từ thiện để họ xem xét và quyết định sự cải thiện trong vấn đề này.
  7. Người lỡ đường, là những người đi đường xa gặp trắc trở cần đến tiền bạc cho dù họ có sở hữu một khối tài sản lớn ở đất nước và xứ sở của họ đi chăng nữa. Allah, Đấng Tối Cao phán về thành phần được hưởng Zakah: }إنَّمَا الصَّدَقَاتُ لِلْفُقَرَاءِ وَالْمَسَاكِينِ وَالْعَامِلِينَ عَلَيْهَا وَالْمُؤَلَّفَةِ قُلُوبُهُمْ وَفِي الرِّقَابِ وَالْغَارِمِينَ وَفِي سَبِيلِ اللَّهِ وَاِبْنِ السَّبِيلِ{(التوبة : 60 ).

{Thật ra, của bố thí chỉ dành cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người thu và quản lý của bố thí, người mới gia nhập Islam, người bị giam cầm (nô lệ hay tù binh chiến tranh), người mắc nợ, con đường phục vụ chính nghĩa của Allah và người lỡ đường.} (Chương 9 – Attawbah, câu 60).