Riba

Riba là sự gia tăng bị nghiêm cấm trong giáo luật bởi vì trong nó có sự bất công và gây hại.

Và nó có nhiều dạng, phổ biến nhất và nghiêm trọng nhất là Riba trong sự vay mượn và nợ nần: gia tăng từ tài chính gốc không dưới hình thức mua bán hoặc trao đổi hàng hóa giữa đôi bên, dạng này có hai loại:

Tất cả mọi sự vay mượn hoặc khoản nợ mang lại lợi tức cho người chủ nợ đều là Riba

  • Riba dưới hình thức nợ:

Đó là sự gia tăng từ khoản nợ gốc lúc thanh toán khi con nợ trễ hạn trả.

Thí dụ: Saeed mượn Khalid 1000 đô la sau một tháng sẽ hoàn lại, đến kỳ hạn một tháng nhưng Saeed không thể hoàn trả thì chủ nợ Khalid giao điều kiện với Khalid rằng hoặc là anh trả 1000 đô la bây giờ hoặc là anh trả 1100 đô la nếu sau một tháng nữa, còn sau một tháng sau đó tiếp theo thì phải trả 1200 đô là, cứ như thế số tiền sẽ tăng lên mỗi tháng.

  • Riba vay mượn:

Có nghĩa là một người vay mượn từ một người hoặc vay mượn từ ngân hàng một số tiền với điều kiền thỏa thuận là bên cho mượn sẽ hưởng lợi 5 %, hoặc ít hay nhiều hơn mỗi năm từ bên vay mượn.

Thí dụ: Một người mua nhà với giá là (100 ngàn) nhưng y không có đủ tiền, y đến ngân hàng để vay mượn (100 ngàn) để mua ngôi nhà đó với điều kiện là phải trả (150 ngàn) bằng cách trả góp hàng tháng trong thời gian năm năm.

Riba là điều bị nghiêm cấm thuộc các đại trọng tội khi mà sự cho vay mượn có hưởng lợi tức dù mục đích mượn là để đầu tư kinh doanh hay sản xuất, hoặc để mua cơ sở quan trọng như nhà ở, tòa cao ốc, hoặc nhằm bất cứ mục đích nào khác.

Riêng mua hàng hóa với hình thức thanh toán nhiều đợt với giá cao bằng tiền thì không phải là Riba.

Thí dụ như một người mua một thiết bị với giá 1000 đô la bằng tiền hoặc với giá 1200 đô la với hình thức thanh toán là trả hàng tháng trong thời gian một năm, và mỗi tháng trả là 100 đô la chẳng hạn.

Giới luật về Riba:

Riba là điều bị nghiêm cấm một cách nghiêm khắc từ Qur’an và các Hadith của Nabi r, nó là một trong các đại trọng tội, và Allah không hề đe dọa bất cứ ai làm tội lỗi bằng chiến tranh ngoài việc ăn Riba và giao dịch hoạt động theo hình thức đó, và Riba không phải là điều bị cấm đoán trong giáo luật Islam mà nó đã bị cấm đoán trong các giáo luật của Allah được ban xuống trước đây rồi, tuy nhiên, nó đã bị bóp méo và thay đổi, Allah trình bày rõ về nguyên nhân những nhóm người thuộc dân Kinh sách bị trừng phạt, Ngài phán: {Và vì họ lấy lãi cho vay, điều mà họ đã bị nghiêm cấm} (Chương 4 – Annisa, câu 161).

Hình phạt dành cho Riba:

  1. Hoạt động và giao dịch đưới hình thức Riba là đưa bản thân vào cuộc chiến chống lại Allah và Thiên Sứ của Ngài r, người hoạt động Riba trở thành kẻ thù của Allah và Thiên Sứ của Ngài. Ngài phán: {Nhưng nếu các ngươi không thi hành thì hãy coi chừng chiến tranh từ Allah và Sứ giả của Ngài; nếu các ngươi hối cải thì sẽ được tiền vốn của các ngươi trở lại. Chớ đối xử bất công với người khác thì các ngươi sẽ không bị đối xử bất công trở lại.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 279). Một cuộc chiến tranh ảnh hưởng đến cả tâm hồn và thể chất, và những gì mà con người đang hứng chịu từ sự lo lắng, khổ đau và bất hạnh chính là kết quả của cuộc chiến tranh này đối với những ai đã làm trái lệnh Allah trong việc ăn đồng tiền Riba cũng như ủng hộ hành vi Riba .. và đây là cuộc chiến ở trần gian còn vào cõi Đời Sau cuộc chiến đó sẽ như thế nào?!
  2. Người ăn Riba và người tham gia hoạt động Riba đều bị nguyền rủa và bị trục xuất khỏi lòng thương xót và sự bao dung của Allah. Jabir t nói: “Thiên Sứ của Allah nguyền rủa người ăn Riba, người được ủy thác, người ghi chép và người chứng kiến Riba và Người nói rằng tất cả đều như nhau” (Muslim: 1598).
  3. Vào Ngày Phục Sinh, người ăn Riba sẽ được phục sinh trở lại với thể trạng của một người tâm thần và điên dại, như Allah, Đấng Tối Cao phán: {Những ai ăn tiền lời cho vay sẽ không đứng vững trừ phi đứng như một kẻ đã bị Shaytan sờ mó và làm cho điên cuồng} (Chương 2 – Albaqarah, câu 275).
  4. Đồng tiền Riba cho dù có nhiều đi chăng nữa thì nó cũng bị bôi xóa hết những hồng phúc, sẽ không tìm thấy nơi nó sự yên bình, hạnh phúc và thanh thản, như Allah, Đấng Tối Cao đã phán: {Allah xóa bỏ (định chế) Riba (cho vay lấy lãi) và làm phát đạt việc bố thí Sadaqah.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 276)

Sự nguy hiểm của Riba đối với cá nhân và tập thể:

Quả thật, Islam nghiêm khắc ngăn chặn Riba vì nó gây nguy hại đến cá nhân và tập thể, như:

  1. Phân phối của cải không đồng đều, tạo ra sự chênh lệch quá lớn giữa người giàu và người nghèo.

Riba tập hợp và qui động nguồn tài chính từ những cá nhân trong một tập thể để đặt chúng trong tay của một nhóm ít người, nó đã cấm rất nhiều người sở hữu nguồn tài chính riêng của họ. Và sự mất cân bằng này trong việc phân phối nguồn tài chính làm biến đổi xã hội khiến cho một nhóm ít người sở hữu một khối tài sản khổng lồ và trở thành những nhà tài phiệt trong khi phần đông còn lại của xã hội toàn là những người nghèo khổ, trắng tay và vô sản. Và đây chính là môi trường thuận lợi để lan rộng sự hận thù và tội ác trong xã hội.

  1. Lãng phí thường xuyên và không tiết kiệm

Việc dễ dàng vay mượn có kèm theo lợi tức làm nhiều người thường lãng phí và không tiết kiệm, bởi vì người đi vay mượn thường mượn đúng với số lượng cần, cho nên y chỉ tính toán sự việc ở hiện tại trước mắt nhưng không lường hậu quả ở tương lai, y sẽ chi tiêu một cách xa xỉ và ngông cuồng cho đến khi những khoản nợ chồng chất và cuộc sống trở nên eo hẹp và khó khăn, và thế là trong suốt cuộc đời y cứ vẫn còn gánh nặng với các khoản nợ nần và vay mượn.

  1. Riba là nguyên nhân ngăn những người giàu đầu tư có lợi cho đất nước:

Ta thấy người qui động tiền theo hình thức hoạt động Riba luôn tìm kiếm cơ hội kiếm lợi tức từ những hoạt động Riba để thu gom tiền của cho y, điều này khiến y tránh xa việc bỏ vốn đầu tư cho các dự án công nghiệp, nông nghiệp, thương mại cho dù chúng mang lại lợi ích cho cộng đồng bởi lẽ chúng chứa đựng mức độ rủi ro cao và cần đến sự nỗ lực và lao động.

  1. Riba là nguyên nhân bôi xóa hồng phúc của tiền của và nền kinh tế suy thoái và sụp đỗ.

Và tất cả sự suy thoái kinh tế cũng như các tổ chức lớn hay những cá thể bị phá sản nguyên nhân đều là do luôn duy trì hoạt động Riba bị giáo luật nghiêm cấm, nó là một trong những điều gây ảnh hương bị xóa bỏ mà Allah đã thông điệp cho chúng ta, nó khác với sự bố thí, làm từ thiện cho mọi người – một việc làm mang lại hồng phúc cho nguồn tài chính và của cải và được gia tăng thêm nữa, như Allah đã phán: {Allah xóa bỏ (định chế) Riba (cho vay lấy lãi) và làm phát đạt việc bố thí Sadaqah.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 276).

اân phúc và dẫn đến tình trạng suy thoái kinh tế và sụp đổ.

Giới luật thế nào đối với một người khi y cải đạo sang Islam trong khi y vẫn còn vướng trong hợp đồng giao dịch Riba?

Khi một người cải đạo sang Islam trong khi vẫn còn vướng đến hợp đồng giao dịch Riba thì y có hai tình huống giải quyết:

  1. Nếu y là người hưởng lợi từ tiền lãi (tức ăn Riba) thì y chỉ lấy lại phần vốn thôi chứ không lấy bất cứ thứ gì từ phần lãi suất, như Allah, Đấng Tối Cao đã phán: {Nếu các ngươi hối cải thì sẽ được tiền vốn của các ngươi trở lại. Chớ đối xử bất công với người khác thì các ngươi sẽ không bị đối xử bất công trở lại.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 279).
  2. Nếu y là người trả phần lãi thì y lại có hai tình huống:
  • Nếu y có thể hủy hợp đồng và không dính líu nữa nhưng không bị thiệt hại quá lớn thì bắt buộc y phải thực hiện điều đó.
  • Còn trường hợp y không thể hủy bỏ hợp đồng vì nếu làm vậy y sẽ bị thiệt hại rất lớn thì y cứ tiếp tục cho đến khi hết hợp đồng, nhưng ý phải định tâm kiên quyết không quay lại hành vi đó nữa. Allah, Đấng Tối Cao phán: {Bởi thế, ai đã nhận được lệnh cảnh cáo của Allah và ngưng (việc cho vay lấy lãi) thì sẽ được (Allah) tha thứ về quá khứ của y; và công việc của y sẽ được trình lên cho Allah quyết định. Ngược lại, ai tái phạm thì sẽ làm bạn với Lửa của Hỏa ngục; họ sẽ ở trong đó đời đời.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 275).
Có phải bạn là người chủ nợ, là người thu nhận lãi suất (ăn Riba) đúng không?
Đúng
Bắt buộc bạn chỉ lấy lại phần vốn của bạn không được lấy phần lãi.
Không
Nếu bạn là người phải trả phần lãi, liệu bạn có thể hủy hợp đồng mà không bị thiệt hại lớn không?
Đúng
Bắt buộc bạn phải hủy hợp đồng nếu như bạn có thể làm điều đó mà không bị thiệt hại nặng như thế.
Không
Nếu bạn không thể hủy hợp đồng bởi vì nếu hủy thì bạn phải chịu thiệt hại rất lớn thì bạn cứ tiếp tục cho đến hết hợp đồng nhưng bạn phải quyết là không quay lại giống như vậy nữa trong tương lai.