Vai trò của phẩm chất đạo đức trong Islam
- Quả thật, nó là một trong những mục đích quan trọng của việc cử phái Nabi Muhammad e đến với nhân loại: Allah, Đấng Tối Cao phán:
هُوَ الَّذِي بَعَثَ فِي الْأُمِّيِّينَ رَسُولًا مِنْهُمْ يَتْلُو عَلَيْهِمْ آَيَاتِهِ وَيُزَكِّيهِمْ} (الجمعة: 2} {Ngài là Đấng đã cử trong đám người dân thất học (Ả Rập tại Makkah) một vị Sứ giả xuất thân từ họ để đọc các Lời Mặc khải của Ngài cho họ nghe và tẩy sạch họ (khỏi sự ô uế của việc tôn thờ đa thần.} (Chương 62 – Al-Jumu’ah, câu 2). Allah đã ban ân huệ cho những người có đức tin về việc Ngài gởi Thiên Sứ của Ngài đến dạy cho họ Qur’an và thanh lọc họ, thanh lọc ở đây có nghĩa rằng tẩy sạch con tim khỏi điều Shirk, khỏi những bản chất và tính cách xấu xa như sự ghen tị, ganh ghét và thanh lọc lời nói, hành vi khỏi thói quen và cư xử vô đạo đức và không có nhân cách. Quả thật, Nabi e nói rất rõ ràng: “Quả thật, Ta được cử phái đến chỉ để hoàn thiện phẩm chất đạo đức tốt đẹp” (Al-Bayhaqi: 21301). Và một trong những lý do quan trọng nhất đối với sứ mạng Thiên Sứ là cải thiện và hoàn chỉnh đạo đức cho từng cá nhân và xã hội.
- Phẩm chất đạo đức là một phần của đức tin Iman và giáo lý:
Khi Thiên Sứ của Allah e được hỏi rằng người có đức tin nào là người có đức tin Iman tốt nhất thì Người e nói: “Người có phẩm chất đạo đức tốt nhất” (Tirmizhi: 1162, Abu Dawood: 4682). Và quả thật Allah đã gọi đức tin Iman là đạo đức, Ngài phán: }لَيْسَ الْبِرَّ أَنْ تُوَلُّوا وُجُوهَكُمْ قِبَلَ الْمَشْرِقِ وَالْمَغْرِبِ وَلَكِنَّ الْبِرَّ مَنْ آَمَنَ بِاللهِ وَالْيَوْمِ الْآَخِرِ وَالْمَلَائِكَةِ وَالْكِتَابِ وَالنَّبِيِّينَ{(البقرة: 177)
{Sự ngoan đạo không phải là các ngươi quay mặt về hướng đông hay hướng tây mà sự ngoan đạo là việc ai tin tưởng nơi Allah và nơi Ngày Sau, tin tưởng nơi các Thiên thần, các Kinh sách và các vị Nabi} (Chương 2 – Albaqarah, câu 177).
Sự ngoan đạo là một danh từ bao hàm tất cả những việc làm thiện tốt và phúc lành từ phẩm chất đạo đức, lời nói và hành động, bởi lẽ này mà Nabi e đã di huấn: “Sự ngoan đạo là phẩm chất đạo đức tốt” (Muslim: 2553). Và vấn đề sẽ rõ ràng hơn qua lời di huấn của Nabi e: “Đức tin Iman gồm sáu mươi mấy phần, phần cao nhất là lời tuyên thệ Shahadah ‘لا إله إلا الله’ và thấp nhất là việc nhặt gai trên đường đi, và mắc cỡ là một phần của đức tin Iman” (Muslim: 35).
- Phẩm chất đạo đức gắn liền với tất cả mọi hình thức thờ phượng:
Bạn sẽ không thấy Allah ra lệnh về việc thờ phượng trừ phi Ngài lưu ý đến giá trị đạo đức của nó hoặc lưu ý đến tác động của nó tới cá nhiều và cộng đồng, dẫn chứng cho điều này có rất nhiêu, tiêu biểu:
Lễ nguyện Salah: }وَأَقِمِ الصَّلَاةَ إِنَّ الصَّلَاةَ تَنْهَى عَنِ الْفَحْشَاءِ وَالْمُنْكَرِ{ (العنكبوت: 45) {Các ngươi hãy dâng lễ nguyện Salah một cách chu đáo. Quả thật, lễ nguyện Salah ngăn cản một người tránh xa điều sàm bậy và tội lỗi.} (Chương 29 – Al-‘Ankabut, câu 45). Zakah:
}خُذْ مِنْ أَمْوَالِهِمْ صَدَقَةً تُطَهِّرُهُمْ وَتُزَكِّيهِمْ بِهَا{ (التوبة: 103) {(Hỡi Sứ giả!) Hãy nhận lấy của bố thí từ tài sản của họ để tẩy sạch và thanh lọc họ.} (Chương 9 – Attawbah, câu 103). Mặc dù thực chất của việc Zakah là làm từ thiện với mọi người nhưng Ngài cũng cho biết rằng nó sẽ thanh lọc và tẩy sạch bản thân khỏi những hành vi xấu.
Nhịn chay: }كُتِبَ عَلَيْكُمُ الصِّيَامُ كَمَا كُتِبَ عَلَى الَّذِينَ مِنْ قَبْلِكُمْ لَعَلَّكُمْ تَتَّقُونَ{ (البقرة: 183) {Hỡi những ai có đức tin, việc nhịn chay đã được sắc lệnh cho các ngươi giống như nó đã được sắc lệnh cho những người trước các ngươi, mong rằng các ngươi sẽ ngay chính và ngoan đạo. } (Chương 2 – Albaqarah, câu 183). Ý nghĩa của sự ngay chính và ngoan đạo đối với Allah là thực hiện theo các mệnh lệnh của Ngài đồng thời tránh xa những điều Ngài nghiêm cấm. Cũng chính vì thế mà Thiên Sứ của Allah e nói: “Ai không bỏ những lời nói và hành vi xàm bậy thì quả thật Allah đâu cần đến việc y bỏ thức ăn và bỏ thức uống của y” (Albukhari: 1804). Như vậy, người nào nhịn chay nhưng không có phẩm chất đạo đức tốt thì y chưa thực sự sàm định được giá trị và ý nghĩa của việc nhịn chay.
- Ân phúc vĩ đại và phần thưởng to lớn mà Allah chuẩn bị dành cho người có phẩm chất đạo đức tốt:
Bằng chứng cho điều đó từ Qur’an và Sunnah rất nhiều, tiêu biểu:
- Rằng nó là điều có trọng lượng nặng nhất trong các việc làm ngoan đạo trên chiếc cân công lý ở Ngày Phục Sinh.
Nabi e nói: “Không có thứ gì để lên chiếc cân công lý lại có trọng lượng nặng hơn phẩm chất đạo đức tốt, và quả thật người của phẩm chất đạo đức tốt chắc chắn sẽ đạt được bậc cấp cao hơn cả người của nhịn chay và lễ nguyện Salah” (Tirmizhi: 2003).
- Rằng nó là nguyên nhân lớn nhất để được vào Thiên Đàng.
Nabi e nói: “Đa số những điều đưa nhân loại vào Thiên Đàng là lòng Taqwa (kính sợ, ngay chính và ngoan đạo) đối với Allah và phẩm chất đạo đức tốt đẹp” (Tirmizhi: 2004, Ibnu Ma-jah: 4246).
- Rằng phẩm chất đạo đức tốt đẹp đưa nhân loại đến gần với Thiên Sứ của Allah e vào Ngày Phục Sinh:
Như Thiên Sứ của Allah e nói: “Quả thật, người yêu thích nhất trong số các ngươi đối với Ta và người có vị trí gần Ta nhất trong số các ngươi vào Ngày Phục Sinh là người có phẩm chất đạo đức tốt nhất trong các ngươi” (Tirmizhi: 2018).
- Rằng người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp sẽ ở vị trí cao nhất trong Thiên Đàng bởi sự bảo đảm và nhấn mạnh từ Thiến sứ của Allah e:
Người e nói: “Ta bảo đảm một ngôi nhà ở tầng dưới trong Thiên Đàng cho người nào từ bỏ sự tranh luận dù rằng y đúng, và một ngôi nhà ở tầng giữa trong Thiên Đàng cho người nào từ bỏ lời nói dối dù y chỉ nói đùa, và một ngôi nhà ở tầng trên cao nhất trong Thiên Đàng cho người nào có phẩm chất đạo đức tốt đẹp” (Abu Dawood: 4800).
Ưu điểm của nền đạo đức trong Islam
Nền đạo đức Islam mang những ưu điểm, những nét độc đáo riêng biệt, những đặc điểm chỉ có trong tôn giáo vĩ đại này, tiêu biểu:
- Việc cư xử tử tế không dành riêng đối với một loại người nào đó.
Allah đã tạo hóa nhân loại với những vóc dáng, màu da và ngôn ngữ khác biệt nhau và Ngài xem họ đều ngang bằng nhau, không ai hơn ai, và đối với Ngài không có sự phân biệt hơn kém về mức độ cao trọng và quí phái giữa người này với người kia mà sự cao quý của mỗi một con người đối với Ngài là ở đức tin Iman, ở lòng Taqwa, sự ngoan đạo và thiện tốt của y. Allah, Đấng Tối Cao phán: }يَا أَيُّهَا النَّاسُ إِنَّا خَلَقْنَاكُمْ مِنْ ذَكَرٍ وَأُنْثَى وَجَعَلْنَاكُمْ شُعُوبًا وَقَبَائِلَ لِتَعَارَفُوا إِنَّ أَكْرَمَكُمْ عِنْدَ اللَّهِ أَتْقَاكُمْ{ (الحجرات: 13)
{Này hỡi nhân loại, quả thật TA (Allah) đã tạo hóa các ngươi từ một người nam và một người nữ và làm cho các ngươi thành quốc gia và bộ lạc để các ngươi nhận biết lẫn nhau. Quả thật, sự cao quý của các ngươi ở nơi Allah là lòng kính sợ và ngoan đạo của các ngươi.} (Chương 49 – Al-Hujurat, câu 13). Cư xử tử tế là ưu điểm của người Muslim trong mối quan hệ với tất cả mọi người, không phân biệt giàu hay nghèo, sang trọng hay thấp hèn, da đen hay da trắng, người Ả Rập hay không phải người Ả Rập.
Cư xử tử tế với những người không phải Muslim:
Allah, Đấng Tối Cao ra lệnh bảo chúng ta phải cư xử tử tế với tất cả mọi người. Công bằng, tử tế và nhân từ là phẩm chất đạo đức của người Muslim trong việc hành xử và ăn nói dù với người Muslim hay người ngoại đạo. Người Muslim nên rèn luyện và duy trì phẩm chất đạo đức tốt đẹp này bởi vì đó cũng là cách tuyên truyền và kêu gọi những người ngoại đạo hướng về tôn giáo vĩ đại này.
Allah, Đấng Tối Cao phán: }لَا يَنْهَاكُمُ اللهُ عَنِ الَّذِينَ لَمْ يُقَاتِلُوكُمْ فِي الدِّينِ وَلَمْ يُخْرِجُوكُمْ مِنْ دِيَارِكُمْ أَنْ تَبَرُّوهُمْ وَتُقْسِطُوا إِلَيْهِمْ إِنَّ اللهَ يُحِبُّ الْمُقْسِطِينَ{ (الممتحنة: 8)
{Allah không ngăn cấm các ngươi đối xử tử tế và công bằng với những ai đã không giao chiến với các ngươi và không trục xuất các ngươi ra khỏi nhà của các ngươi, bởi vì Allah yêu thương những người công bằng.} (Chương 60 – Al-Mumtahidah, câu 8). Quả thật, Allah chỉ cấm chúng ta kết thân với những người ngoại đạo, cấm chúng ta yêu thích những gì của họ từ sự vô đức tin và thờ đa thần. Ngài phán: }إِنَّمَا يَنْهَاكُمُ اللهُ عَنِ الَّذِينَ قَاتَلُوكُمْ فِي الدِّينِ وَأَخْرَجُوكُمْ مِنْ دِيَارِكُمْ وَظَاهَرُوا عَلَى إِخْرَاجِكُمْ أَنْ تَوَلَّوْهُمْ وَمَنْ يَتَوَلَّهُمْ فَأُولَئِكَ هُمُ الظَّالِمُونَ{ (الممتحنة: 9) {Quả thật, Allah chỉ cấm các ngươi kết bạn và giao hảo với những ai đã chiến đấu chống các ngươi vì vấn đề tôn giáo và trục xuất các ngươi khỏi nhà cửa của các ngươi và những ai tiếp tay trong việc trục xuất các ngươi để kết thân với chúng. Và ai kết thân với chúng thì đó là những người làm điều sai quấy.} (Chương 60 – Al-Mumtahidah, câu 9).
- Việc cư xử tử tế không phải chỉ đối với còn người
Tử tế đối với loài vật:
Thiên Sứ của Allah e cho chúng ta biết về một người phụ nữ đã vào Hỏa Ngục chỉ vì cô ta đã nhốt một con mèo khiến nó chết vì đói, và Người e cũng cho chúng ta biết điều ngược lại rằng một người đàn ông được Allah tha thứ hết tội lỗi vì anh ta đã cho một con chó đang khát uống nước. Nabi e nói: “Một người phụ nữ bị đày vào Hỏa Ngục chỉ vì một con mèo, bởi cô ta đã bắt nhốt nó lại không cho nó ăn và không để nó tự đi kiếm ăn từ những thức ăn trên mặt đất” (Albukhari: 3140, Muslim: 2619).
Thiên Sứ của Allah e nói: “Có một người đàn ông, khi anh ta đi trên đường và anh ta bị khát, anh ta thấy một cái giếng, anh ta đi xuống và uống nước trong đó, rồi khi anh ta trở lên thì gặp một con chó đang lè lưỡi vì quá khát nước, anh ta nói với lòng: Chắc con chó này đang quá khát giống như mình đã quá khát lúc nãy. Thế là, y xuống giếng trở lại, dùng chiếc giày của mình múc nước lên và cho con chó uống. Vì việc làm đó, Allah tri ân anh ta và tha thứ hết tội lỗi cho anh ta”. Các vị Sahabah nói: Thưa Thiên Sứ của Allah! Ngay cả với những con thú vật này cũng được ban cho ân phước nữa sao? Người e nói: “Đối với tất cả mọi loài vật có lá gan tươi đều được ban cho ân phước.” (Albukhari: 5663, Muslim: 2244).
Cư xử tử tế để bảo vệ môi trường:
Islam bảo chúng ta phải kiến trúc cho đất có nghĩa là phải cải tạo, phát triển, sản xuất và xây dựng nền văn minh cho trái đất đồng thời phải luôn giữ gìn những ân huệ của nó và không được phép phá hại và khai thác lãng phí tài nguyên của nó, và sự phá hại đó dù là đối với con người, động vật hay thực vật. Quả thật, Allah không yêu thích sự phá hại và hủy hoại đối với tất cả mọi khía cạnh của cuộc sống, như Ngài đã phán: } وَاللَّهُ لَا يُحِبُّ الْفَسَادَ{ (البقرة: 205) {Và Allah không yêu thích sự phá hoại} (Chương 2 – Albaqarah, câu 205).
Và sự quan tâm này được xem trọng đến mức Nabi e đã di huấn các tín đồ Muslim phải cải tạo và trồng trọt cho đất ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn hay trong khoảnh khắc khốn đốn, Người nói: “Nếu giờ tận thế đã đến mà trong tay ai đó trong các ngươi một cây chà là con và y có thể trồng nó trước khi y đứng dậy thì y hãy cắm nó xuống đất” (Ahmad: 12981).
- Cư xử tử tế trong mọi khía cạnh của cuộc sống:
Gia đình:
Islam nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đối xử tử tế với những thành viên trong gia đình, Nabi e nói: “Người tốt nhất trong các ngươi là người đối xử tử tế nhất với vợ của y và Ta tốt nhất trong các ngươi trong việc đối xử tử tế với vợ của Ta” (Tirmizhi: 3895).
- Và Nabi e là người tốt nhất trong nhân loại trong việc đảm đang việc nhà cũng như phụ giúp vợ của Người về tất cả mọi công việc lớn nhỏ, điều này đã được bà A’ishah ~, phu nhân của Người nói: “Người luôn đồng hành trong công việc của vợ” (Albukhari: 5048), tức Người luôn phụ giúp những công việc trong nhà cùng với vợ.
- Và Nabi e thường vui đùa với vợ của Người, bà A’ishah ~, phu nhân của Người nói: Tôi ra ngoài cùng với Nabi e trong một số chuyến đi xa, và tôi là một cô bé gái chẳng cần phải mang xách đồ đạc gì cả. Người bảo mọi người: Các ngươi hãy đi trước, các ngươi hãy đi trước, rồi Người e nói với tôi: Lại đây, Ta với nàng sẽ chạy đua. Thế là tôi đã chạy đua với Người và tôi đã thắng Người, và Người đã im lăng. Và trong một số chuyến đi xa khác, tôi cũng đi cùng với Người, Người nói với mọi người: Các ngươi hãy đi trước, các ngươi hãy đi trước, rồi Người nói với tôi: Lại đây, Ta với nàng sẽ chạy đua. Thế là tôi chạy đua với Người và Người đã thắng tôi. Người cười và nói: “Lần này huề với lần trước”. (Ahmad: 26277).
Kinh doanh, mua bán:
Có thể lòng tham và sự yêu thích tiền bạc quá mức của con người khiến họ vượt quá giới hạn và phạm vào điều Haram, bởi thế, Islam nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc kiểm soát đạo đức và những đức tính tốt đẹp, tiêu biểu:
- Islam cấm vượt quá giới hạn cũng như cấm gian lận trong cân đo và Islam cảnh báo sẽ trừng phạt nghiêm khắc đối với những hành vi đó, như Allah, Đấng Tối Cao phán: }وَيْلٌ لِلْمُطَفِّفِينَ •الَّذِينَ إِذَا اكْتَالُوا عَلَى النَّاسِ يَسْتَوْفُونَ • وَإِذَا كَالُوهُمْ أَوْ وَزَنُوهُمْ يُخْسِرُونَ{ (المطففين: 1-3). {Thất khốn khổ thay cho những kẻ gian lận, những kẻ mà khi nhận của người thì muốn nhận cho đủ còn khi đong hoặc cân cho người thì làm cho thiếu hụt (không đủ).} (Chương 83 – Al-Mutaffifin, câu 1 - 3).
- Islam khuyến khích sự xí xóa và nhẹ nhàng trong mua bán, như Thiên Sứ của Allah e có di huấn: “Allah sẽ thương xót người có tấm lòng rộng lượng luôn biết xí xóa thông cảm khi bán, khi mua cũng như khi giải quyết một vấn đề” (Albukhari: 1970).
Sản xuất:
Islam nhấn mạnh đến một số tiêu chuẩn đạo đức đối với những người làm sản xuất, tiêu biểu:
- Công việc phải thông thạo và phải làm ra sản phẩm trong hình thức tốt nhất, Nabi e nói: “Quả thật, Allah yêu thích ai đó trong các ngươi khi nào làm một công việc nào đó thì y làm một cách tốt nhất” (Abu Ya’la: 4386, Al-Bayhaqi trong những phần của đức tin Iman: 5313).
- Luôn giữ đúng hẹn với người, Nabi e nói: “Biểu hiện của người Munafiq có ba: .... khi hứa thì không giữ lời” (Albukhari: 33).
- Cư xử tử tế trong mọi hoàn cảnh:
Không có trường hợp ngoại lệ trong Islam về vấn đề đạo đức và cư xử tử tế, người Muslim phải luôn thực hiện theo những gì Allah qui định và hành xử với phẩm chất đạo đức tốt ngay cả khi trong chiến tranh và lúc hoạn nạn khó khăn, mục tiêu và giá trị của sự ngoan đạo không được thực hiện bởi các phương tiện xấu xa và vô đạo đức và cũng không được dùng chúng để che đậy sự sai trái và lệch lạc.
Chính vì lẽ này, Islam đặt ra những nguyên tắc để người Muslim hành động và cư xử theo ngay cả đối với kẻ thù và trong chiến tránh và để vấn đề không phụ thuộc vào bản năng của sự tức giận, yêu thương một cách mù quáng, sự thù ghét, ích kỷ và vô cảm.
Tiêu biểu đạo đức của Islam trong chiến tranh:
- Luôn giữ công lý và hành xử công bằng với địch, cấm áp bức và lạm dụng sự thù ghét đối với địch. Allah, Đấng Tối Cao phán: }وَلَا يَجْرِمَنَّكُمْ شَنَآَنُ قَوْمٍ عَلَى أَلَّا تَعْدِلُوا اعْدِلُوا هُوَ أَقْرَبُ لِلتَّقْوَى{ (المائدة: 8) {Và chớ để cho lòng hận thù đối với một đám người nào đó khiến các ngươi hành động bất công. Các ngươi hãy công bằng, điều đó gần với lòng ngay chính và kính sợ Allah.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 8). Tức các ngươi đừng lấy sự hận thù và căm ghét để vượt quá giới hạn qui định đối với địch mà các ngươi hãy luôn công bằng trong lời nói cũng như trong hành đồng.
- Islam cấm sự bội ước với kẻ thù: Sự bội tín là điều Haram ngay cả đối với kẻ thù, như Allah, Đấng Tối Cao đã phán: }إِنَّ اللهَ لَا يُحِبُّ الْخَائِنِينَ{ (الأنفال: 58) {Quả thật, Allah không yêu thích những kẻ bội ước} (Chương 8 – Al-Anfal, câu 50).
- Islam cấm hành hạ xác chết: Islam cấm xâm hại đến xác chết, như Nabi e đã nói: “Các ngươi không được hành hạ xác chết” (Muslim: 1731).
- Islam cấm giết những người dân không tham gia chiến tranh và cấm tàn phá đất đai và môi trường: Abu Bakr Assiddiq t, vị Khalif của người Muslim, một vị Sahabah cao quý nhất trong các vị Sahabah, đã dặn dò Usamah bin Zaid khi cử phái ông lãnh đạo đoàn quân đến xứ Sham: “. . Các ngươi không được giết trẻ con, người già, phụ nữ, các ngươi không được chặt và đốt phá các cây chà là, không được chặt phá cây ăn trái, không được giết cừu, bò, lạc đà trừ phi các ngươi giết để ăn thịt của chúng, và các ngươi sẽ đi ngang qua những nhóm người xa lánh với trần tục thì các người hãy bỏ mặc họ” (Ibnu Asa-kir 2/50).