Hai lời tuyên thệ Shahadah (chứng nhận), ý nghĩa và giá trị của chúng
Tôi chứng nhận rằng không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah và tôi chứng nhận rằng Muhammad là vị Thiên Sứ của Ngài
Tại sao không có Thượng Đế đích thực ngoài Allah ?
- Tại vì đó là điều bắt buộc đầu tiên đối với người Muslim. Người nào muốn vào Islam thì y phải khẳng định và tin điều đó và phải thốt lên điều đó bằng lời.
- Bởi vì người nào nói điều đó một cách kiên định vì Allah thì đấy là nguyên nhân để người đó được cứu rỗi khỏi Hỏa Ngục, giống như Nabi e nói: “Quả thật, Allah nghiêm cấm Lửa của Hỏa Ngục chạm đến người nào nói lời Shahadah (لا إله إلا الله) vì Allah” (Albukhari: 415).
- Và bởi vì người nào chết trên lời tuyên thệ này bằng cả niềm tin thì y sẽ là người của Thiên Đàng, như Nabi e đã nói:“Ai chết và biết được rằng không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah thì sẽ vào Thiên Đàng” (Ahmad: 464).
- Do đó, việc bắt buộc phải ý thức và khẳng định lời tuyên thệ không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah là bổn phận quan trọng và lớn lao nhất.
Ý nghĩa của lời tuyên thệ “Không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah”
Có nghĩa là không có Đấng nào đáng được thờ phượng mà chỉ có Allah duy nhất, phủ nhận tất cả các thần linh được tôn thờ khác ngoài Allah và khẳng định rằng tất cả mọi sự thờ phượng đều dành riêng cho Ngài, Ngài không có đối tác ngang vai.
Thượng Đế chính là Đấng được thờ phượng, người nào thờ phượng một thứ gì có nghĩa là y đã lấy thứ đó làm thượng đế của y khác với Allah, và tất cả mọi thứ được thờ phượng khác Allah đều không chân lý trừ một Đấng Thờ Phượng duy nhất, Ngài là Thượng Đế, Đấng Tạo Hóa, Đấng Tối Cao và Ân Phúc.
Do đó, Ngài là Đấng Tối Cao đáng được thờ phượng, không ai được quyền đó, và Ngài là Đấng mà các trái tim phải thờ phượng bằng tình yêu, sự tôn vinh, phủ phục, kính sợ, phó thác, cầu nguyện. Cho nên chỉ cầu xin khấn vái riêng một mình Allah, chỉ cầu xin sự phù hộ che chờ từ riêng một mình Ngài, chỉ phó thác cho Ngài, chỉ dâng lễ nguyện Salah, giết tế hướng về một mình Ngài, và chỉ thành tâm thờ phượng một mình Ngài duy nhất như Ngài đã phán:
{Và họ được lệnh chỉ phải thờ phụng riêng Allah, triệt để thần phục Ngài một cách chính trực.} (Chương 98 – Al-Bayyinah, câu 4, 5).
Và người nào thờ phượng Allah, Đấng Tối Cao một cách thành tâm, đúng với ý nghĩa của lời tuyên thệ không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah thì sẽ được hạnh phúc lớn lao, tấm lòng sẽ thanh thản và cuộc sống sẽ tốt lành cao quý. Và trái tim sẽ không thực sự được thanh thản và bình an trừ phi độc tôn hóa một mình Allah trong thờ phượng, như Ngài đã phán: {Ai làm việc thiện, dù nam hay nữ, và là một người có đức tin thì chắc chắn TA sẽ cho y sống một đời sống lành mạnh và tốt đẹp.} (Chương 16 – Annaml, câu 97).
Các trụ cột của lời tuyên thệ “لا إله إلا الله”
Lời tuyên thệ thiêng liêng này có hai trụ cột, người tín đồ cần phải nắm rõ hai trụ cột đó để hiểu được ý nghĩa và giá trị của nó:
Trụ cột thứ nhất: “لا إله” – “Không có Thượng Đế đích thực” là phủ nhận sự thờ phượng các thần linh ngoài Allah, loại trừ sự thờ đa thần, bắt buộc chối bỏ tất cả những gì được thờ phượng khác Allah, cho dù đó là con người, động vật, bụt tượng, các tinh tú hay những thứ gì khác.
Trụ cột thứ hai: “إلا الله” – “mà chỉ có Allah duy nhất” là khẳng định sự thờ phượng chỉ dành riêng cho một mình Allah, mọi hình thức thờ phượng như dâng lễ nguyện Salah, Du-a và phó thác, ... đều chỉ hướng về một mình Ngài.
Và tất cả mọi hình thức thờ hượng đều chỉ dành riêng cho một mình Allah duy nhất, không được tổ hợp cùng với Ngài bất cứ điều gì. Bởi thế, người nào hướng một điều gì đó đến với ai (vật) khác Allah thì người đó là kẻ vô đức tin (Kafir).
Như Allah, Đấng Tối Cao đã phán: {Và ai cầu nguyện một thần linh khác cùng với Allah mà không có một bằng chứng nào về việc (thờ phượng) đó thì việc thanh toán của y là ở nơi Thượng Đế (Allah) của y. Quả thật, những kẻ không có đức tin sẽ không thành đạt.} (Chương 23 – Al-Mu’minun, câu 117).
Và quả thật, ý nghĩa cũng như các trụ cột của lời tuyên thệ “لا إله إلا الله” được nói trong Qur’an qua lời phán của Allah: {Do đó, người nào phủ nhận tà thần và tin tưởng nơi Allah thì quả thật y đã nắm chặt sơi dây cứu rỗi.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 256) {Do đó, người nào phủ nhận tà thần} là ý nghĩa của trụ cột thứ nhất “لا إله” – “Không có Thượng Đế đích thực” còn {và tin tưởng nơi Allah.} là ý nghĩa của trụ cột thứ hai “إلا الله” – “ mà chỉ có Allah duy nhất”.
Chứng nhận rằng Muhammad là vị Thiên Sứ của Allah
Nhận biết Nabi
Xuất xứ của Người
Người sinh ra tại Makkah vào năm 570 Tây lịch, mồ côi cha trước khi ra đời và mất mẹ khi tuổi còn rất nhỏ, được ông nội Abdul-Muttalib nuôi dưỡng, sau đó được sự đùm bọc và nuôi nấng của người bác Abu Talib đến trưởng thành.
Cuộc đời và sự nghiệp
Trước khi nhận sứ mạng Thiên Sứ, Người đã sống và lớn lên bốn mươi năm cùng với bộ tộc của mình, đó là bộ tộc Quraish. Trong bộ tộc, Người được biết đến như là một tấm gương đạo đức, một hình ảnh tiêu biểu cho sự ngay chính và trung thực, Người được cộng đồng đặt cho biệt hiệu là người trung thực “Al-Amin” (luôn trung thực chưa từng biết đến sự dối trá), thời gian đầu Người làm công việc chăn cừu thuê sau đó là công việc giao dịch thương buôn. Trước Islam, Thiên Sứ của Allah là một người thanh khiết thờ phượng Allah theo tôn giáo của Nabi Ibrahim và Người chối bỏ hết mọi hình thức thờ phượng bụt tượng và thần thánh. .
Nhận lãnh sứ mạng
Sau khi Thiên Sứ của Allah ﷺ tròn bốn mươi tuổi, Người thường đi tu tịnh một mình trong hang Hira’ trên núi Annur (một trong các dãy núi gần Makkah), Allah đã mặc khải cho Người tại đây, Qur’an bắt đầu được ban xuống cho Người lần đầu tiên tại đây và câu Kinh được ban xuống đầu tiên chính là lời phán của Allah: {Hãy đọc! Nhân danh Allah Thượng Đế của Ngươi, Đấng Tạo hóa.} (Chương 96 – Al-‘Alaq, câu 1) để tuyên bố rằng nhiệm vụ này là sự khởi đầu cho một kỷ nguyên mới về một nguồn kiến thức, ánh sáng và hướng dẫn cho nhân loại, sau đó Qur’an tiếp tục được ban xuống nối tiếp nhau trong suốt hai mươi ba năm..
Sự truyền bá của Người ở buổi ban đầu
Thiên Sứ của Allah bắt đầu sự truyền bá tôn giáo của Allah một cách âm thầm trong ba năm, sau đó Người truyền bá công khai trong mười năm tiếp theo, và trong mười năm công khai này Người và các vị bạn đạo của Người đã gặp đủ loại đàn áp từ bộ tộc Quraish của Người, và cũng trong những năm này Người đã giới thiệu Islam với những bộ tộc từ xa đến hành hương và đã được cư dân Madinah tiếp nhận nồng hậu, và những người Muslim bắt đầu từ từ di cư đến đó.
Cuộc di cư của Người
Người di cư đến Madinah, một thành phố còn được biết với tên gọi là Yath-rib, vào năm 622 tây lịch, và lúc đó Người được năm mươi tuổi, sau khi những kẻ đứng đầu trong bộ tộc Quraish, những kẻ chống lại sự truyền bá của Người ﷺ, ra lệnh truy sát Người. Người đã sống và truyền bá tôn giáo Islam ở Madinah mười năm, và Người chỉ đạo bổn phận dâng lễ nguyện Salah, xuất Zakah và các giáo luật khác còn lại cũng trong mười năm này.
Sự bành trướng Islam:
Thiên Sứ của Allah đã thiết lập nền văn minh Islam thành một nền tảng trong Madinah sau khi Người nhập cư (622 – 632), và đặt ra các nề nếp xã hội Muslim, xóa bỏ sự phân biệt giữa các bộ tộc, phổ biến kiến thức, đặt ra các nguyên tắc công bằng, trung thực, tình huynh đệ, sự tương trợ và các luật lệ. Một số bộ tộc đã cố gắng muốn tiêu diệt Islam nên nhiều cuộc chiến đã diễn ra nhưng Allah đã ban sự thắng lợi cho tôn giáo và vị Thiên Sứ của Ngài, tuy nhiên, đã có rất nhiều người vào Islam, Islam đã chinh phục được Makkah và hầu hết các thành phố cũng như các bộ tộc của bán đảo Ả Rập, tất cả đều quy thuận tôn giáo vĩ đại này bằng sự thành tâm và yêu quý..
Người qua đời:
Vào tháng Safar (tháng hai) năm thứ 11 của cuộc dời cư và sau khi Thiên Sứ của Allah đã hoàn thành sứ mạng truyền bá bức Thông Điệp, hoàn thiện hồng ân cho nhân loại với tôn giáo hoàn mỹ, Nabi đã lâm bệnh, Người đã sốt nặng, Người mất vào ngày thứ hai tháng Rabi’ul- Auwal (tháng ba) năm 11 hijri nhằm ngày mồng 8 tháng 6 năm 632 tây lịch, và quả thật, Người đã hưởng thọ sáu mươi ba tuổi, và Người được chôn cất tại nhà của bà A’ishah, sát cạnh Masjid Nabawi.
Tên của Nabi chúng ta |
Muhammad Bin Abdullah Bin Abdul-Muttalib Bin Hashim, thuộc bộ tộc Quraish và Người là người cao quý nhất của dân Ả Rập. |
Người là vị Thiên Sứ được cử phái đến cho toàn nhân loại |
Allah đã cử Nabi của chúng ta, Muhammad đến với toàn thể nhân loại, đến với tất cả mọi chủng tộc và sắc tộc, tất cả nhân loại phải có bổn phận và nghĩa vụ phục tùng và tuân lệnh Người. Allah, Đấng Tối Cao phán: {Hãy bảo: “Này hỡi nhân loại! Quả thật, Ta là Sứ giả của Allah được cử phái đến cho tất cả các ngươi...”} (Chương 7 – Al’Araf, câu 158): . |
Kinh Qur’an được ban xuống cho Người |
Allah đã ban xuống cho Muhammad một Kinh sách vĩ đại nhất trong các Kinh sách của Ngài, đó là Qur’an, một Kinh sách mà sẽ không có điều không chân lý nào có thể ảnh hưởng đến. |
Người là vị cuối cùng trong số các vị Nabi và các vị Thiên Sứ: |
Allah cử phái Muhammad làm một vị Nabi cuối cùng trong số các vị Nabi, bởi thế, sẽ không có vị Nabi nào xuất hiện sau Người nữa như Allah đã phán: { ... mà Y chính là Thiên Sứ của Allah và là vị Nabi cuối cùng trong các vị Nabi ...} (Chương 33 – Al-Ahzab, câu 40).. |
Ý nghĩa lời tuyên thệ Shahadah rằng Muhammad là Thiên Sứ của Allah
Tin nơi Thông Điệp Người e mang đến, chấp hành theo các mệnh lệnh của Người, tránh xa những điều Người nghiêm cấm, và thờ phượng Allah theo đúng những gì mà Người đã hướng dẫn và chỉ dạy.
Điều gì hàm chứa đức tin của tôi rằng Muhammad là vị Thiên Sứ của Allah ?
- Tin tưởng các thông tin mà Người e đã thông điệp về mọi mặt, trong đó:
- Những điều vô hình, Ngày Sau, Thiên Đàng cùng sự hạnh phúc của nó, và Hỏa Ngục cùng với sự khổ ải khốn cùng của nó.
- Những sự kiện xảy ra của Ngày Tận Thế, các dấu hiệu báo trước của nó cũng như những gì diễn ra ở thời đại cuối cùng.
- Những thông tin về những người thời trước cũng như những gì đã xảy ra giữa các vị Nabi trước đây với cộng đồng của họ.
- Chấp hành và tuân thủ theo mệnh lệnh cũng như sự nghiêm cấm của Người e, và nó bao gồm:
- Làm theo những gì Người e ra lệnh và sai bảo, và tin một cách kiên định rằng Người không nói theo ý thích và suy nghĩ của riêng Người mà những lời Người nói đều là những lời mặc khải được ban xuống từ nơi Allah, như Ngài đã phán: {Ai vâng lời Sứ giả của Ngài thì quả thật y đã tuân lệnh Allah} (Chương 4 – Annisa’, câu 79, 80).
- Tránh xa những điều Người e nghiêm cấm từ những điều Haram, những tính cách xấu, những thói hư hại cũng như những lề lối cư xử không tốt lành với niềm tin rằng tất cả những điều Haram đều đến từ sự Khôn Ngoan và Sáng Suốt của Allah nhằm cải thiện chúng ta, mặc dù đôi lúc chúng ta không thể nhận thức hết được ý nghĩa của chúng.
- Tin tưởng một cách kiên định rằng sự tuân thủ theo các mệnh lệnh và sự nghiêm cấm của Người e giúp chúng ta đạt được sự tốt lành và hạnh phúc ở đời này và cả Đời Sau, như Allah phán: {Các ngươi hãy tuân lệnh Allah và Sứ giả (của Ngài) để may ra các ngươi được thương xót.} (Chương 3 Ali-Imran, câu 132).
- Tin rằng ai trái lệnh Nabi e thì người đó đáng bị trừng phạt bằng sự trừng phạt đau đớn, như Allah đã phán: {Bởi thế, hãy cảnh cáo những ai chống đối mệnh lệnh của Y (Thiên Sứ Muhammad) nên biết rằng làm như thế chúng sẽ gặp phải tai kiếp hoặc sẽ gặp phải một sự trừng phạt đau đớn} (Chương 24 – Annur, câu 63).
- Không được tùy tiện thờ phượng Allah ngoại trừ những gì được Người e hướng dẫn và chỉ dạy chúng ta, để đảm bảo cho vấn đề này có một số điều cần phải xác định rõ:
- Noi theo tấm gương của Người e: đó là Sunnah (đường lối) của Người, sự hướng dẫn của Người, cuộc sống của Người với tất cả những gì từ lời nói, hành động, thái độ và phản ứng của Người. Tất cả đều là tấm gương cho chúng ta trong mọi vấn đề của cuộc sống. Và sự tiếp cận của người bề tôi để được đến gần Thượng Đế của y cũng như để được nâng lên vị trí cao hơn ở nơi Ngài thì người bề tôi đó phải luôn tuân thủ theo tấm gương và đường lối của Người e. Allah, Đấng Tối Cao phán: {Hãy bảo họ (Muhammad!): “Nếu các người yêu thương Allah thì hãy tuân thủ mệnh lệnh của Ta rồi Allah sẽ yêu thương các người và tha thứ tội lỗi cho các người. Bởi Allah là Đấng Khoan Dung và Nhân Từ.”} (Chương 3 – Ali-‘Imran, câu 31).
- Hệ thống giáo luật hoàn chỉnh: Thiên Sứ của Allah e đã truyền bá tôn giáo và hệ thống giáo luật một cách hoàn chỉnh và trọn vẹn không thiếu sót bất cứ một điều gì, bởi thế, không ai được phép sáng lập, cải cách, thêm bớt bất cứ một hình thức thờ phượng nào mà Người e không quy định cho chúng ta.
- Giáo luật của Allah cải thiện cho tất cả mọi thời đại, mọi nơi chốn và mọi hoàn cảnh: Các giáo luật đến từ Kinh sách của Allah (Qur’an) và Sunnah của Thiên Sứ e là nguồn cải thiện cho mọi thời đại, mọi nơi chốn, bởi lẽ, không ai có thể am hiểu điều cải thiện nhân loại tốt hơn Đấng đã tạo ra họ, Đấng đã làm cho họ tồn tại từ cõi hư vô.
- Đồng thuận với Sunnah: Sự thờ phượng chỉ được chấp nhận khi nào có sự thành tâm vì Allah và được thực hiện đúng theo sự chỉ dạy và hướng dẫn của Thiến sứ e, như Allah đã phán: {Do đó, người nào mong muốn được gặp Thượng Đế của y thì hãy làm việc thiện tốt và chớ đừng Shirk với Thượng Đế của y một ai (vật) khác trong lúc thờ phượng Ngài} (Chương 18 – Al-Kahf, câu 110). Và ý nghĩa “việc thiện tốt” trong câu Kinh muốn nói là việc làm đúng theo Sunnah của Nabi e.
- Cấm đổi mới cải biên trong tôn giáo: Ai đổi mới một việc làm cũng như một hình thức thờ phượng mà nó không nằm trong Sunnah của Nabi e và y muốn dùng nó để thờ phượng Allah chẳng hạn như y đổi mới và cải biên cung cách dâng lễ nguyện Salah khác với cung cách đã được qui định và hướng dẫn, thì y đã làm trái lệnh Người e, sẽ bị bắt tội cho hành động đó và việc làm đó của y sẽ không được chấp nhận. Allah phán: {Bởi thế, hãy cảnh cáo những ai chống đối mệnh lệnh của Y (Thiên Sứ Muhammad) nên biết rằng làm như thế chúng sẽ gặp phải tai kiếp hoặc sẽ gặp phải một sự trừng phạt đau đớn} (Chương 24 – Annur, câu 63). Và Nabi e cũng đã nói: “Ai bịa ra một việc làm mà nó không thuộc sứ mạng của Ta thì việc làm đó của y không được chấp nhận” (Albukhari: 2550, Muslim: 1718).