Y phục trong Islam
Y phục của người có đức tin nên đẹp và sạch sẽ, đặc biệt trong lúc giao tế, quan hệ với mọi người và lúc dâng lễ nguyện Salah, như Allah đã phán: {Này hỡi con cháu của Adam, các ngươi hãy ăn mặc chỉnh tề và trang nhã ở mỗi nơi thờ phượng} (Chương 7 – Al’Araf, câu 31).
Quả thật, Allah đã qui định cho con người trang hoàng cho đẹp trên y phục của y, đó là biểu hiện sự tôn trọng và yêu quý ân huệ của Allah, Ngài phán: {Hãy bảo chúng: “Ai cấm dùng các món trang sức xinh đẹp mà Allah đã làm ra cho các bầy tôi của Ngài sử dụng và cấm dùng các món thực phẩm tốt lành ?” Hãy bảo chúng: “Các thứ đó dành cho những ai có đức tin sống ở đời này và dành cho họ vào Ngày Phục Sinh”. TA (Allah) đã giải thích rõ các Lời mặc khải đúng như thế cho đám người hiểu biết.} (Chương 7 – Al-A’raf, câu 32).
Y phục nhằm khẳng định một số nhu cầu:
- Che đậy những bộ phận nhất định của cơ thể con người bởi đó là phần xấu hổ tự nhiên của con người, như Allah đã phán: {Hỡi con cháu của Adam! TA (Allah) đã ban cho các ngươi y phục để các ngươi che kín phần xấu hổ của các ngươi} (Chương 7 – Al’Araf, câu 26).
- Bảo vệ cơ thể con người khỏi cái nóng, cái rét, những tác hại, cái nóng và cái rét từ sự thay đổi của thời tiết và khí hậu, những tác hại từ những cuộc tấn công của môi trường (hay kẻ thù) đến cơ thể con ngươi. Allah, Đấng Tối Cao phán: {Và Ngài (Allah) làm ra những chiếc áo choàng để bảo vệ các ngươi khỏi bị nóng và làm những chiếc áo giáp bảo vệ các ngươi trước sức tấn công (của kẻ thù). Bằng cách đó, Ngài đã hoàn tất ân huệ của Ngài cho các ngươi để may ra các ngươi thần phục Ngài.} (Chương 16 – Annahl, câu 81).
Islam là tôn giáo của tư nhiên, cho nên giáo luật qui định cho con người những gì phù hợp với cuộc sống tự nhiên của họ một cách lành mạnh, không đi ngược lại với trí tuệ và sự phổ biến của công chúng.
Bản chất nguồn gốc của y phục
Islam là tôn giáo của tư nhiên, cho nên giáo luật qui định cho con người những gì phù hợp với cuộc sống tự nhiên của họ một cách lành mạnh, không đi ngược lại với trí tuệ và sự phổ biến của công chúng.
Bản chất nguồn gốc về y phục của người Muslim cũng như sự trang hoàng cho đẹp là điều được phép.
Bởi thế, Islam không khẳng định cụ thể một loại y phục đặc trưng nào cho con người, mà bất cứ loại trang phục nào có thể đáp ứng những nhu cần thiết một cách không gây phản cảm cũng như không thái quá là được. Thiên Sứ của Allah r đã mặc các loại y phục phổ biến trong thời của Người, và Người đã không ra lệnh bảo cũng như không hề chỉ định một loại y phục cụ thể nào, mà Người chỉ ngăn cấm một số tính chất nhất định của y phục. Bản chất nguồn gốc trong giao tế, sinh hoạt, trong đó bao gồm vấn đề ăn mặc đều là điều không có gì cấm kỵ. Do đó, khi nói điều gì đó là Haram thì cần phải có bằng chứng. Nguyên tắc này hoàn toàn ngược lại với sự thờ phượng vì bản chất nguồn gốc của sự thờ phượng là không được phép tự ý hành động mà chỉ thực hành khi nào có lệnh sai bảo và chỉ dẫn. Nabi r nói: “Các ngươi hay ăn, hãy bố thí, hãy mặc một cách không phung phí và thái quá” (Annasa-i: 2559).
Các loại y phục bị ngăn cấm:
- Các loại y phục để lộ phần Awrah (phần nhạy cảm của thể cần phải che đậy): Bắt buộc người Muslim phải che kín phần Awrah của mình bằng y phục, như Allah đã phán:{Hỡi con cháu của Adam! TA (Allah) đã ban cho các ngươi y phục để các ngươi che kín phần xấu hổ của các ngươi} (Chương 7 – Al’Araf, câu 26). Islam đã khẳng định giới hạn phải che đậy Awrah riêng biệt đối với nam và nữ, phần Awrah của nam là từ rốn đến đầu gối, còn phần Awrah của nữ giới khi hiện diện trước những nam giới (có thể lấy làm chồng) là toàn bộ cơ thể của cô ta trừ gương mặt và hai bàn tay. Không được phép che đậy cơ thể bằng loại y phục bó sát để lộ ra đường nét của cơ thể, hoặc các loại y phục mỏng có thể nhìn thấy phần bên trong cơ thể. Bởi điều này, Allah hứa sẽ trừng phạt những ai ăn mặc y phục mỏng để người khác nhìn thấy phần Awrah của cơ thể. Nabi r nói: “Hai loại người sẽ bị trừng phạt trong Hỏa Ngục” và Người đã nói rằng “đó là người phụ nữ ăn mặc bó sát và hở hang”.
- Các loại y phục giống cả hai giới: Tức những loại y phúc của nam giống nữ và ngược lại, như nam ăn mặc các loại y phục dành riêng cho nữ hoặc nữ mặc các loại y phục chỉ dành cho nam. Đây là điều Haram, thuộc các đại trọng tội. Cũng thuộc giới luật này là nam giới có những cử chỉ, lời nói, đi lại giống nữ giới. Quả thật, Thiên Sứ của Allah r đã nguyền rủa người đàn ông mặc loại y phục của phụ nữ và phụ nữ mặc loại y phục của nam giới (Abu Dawood: 4098). Tương tự, Thiên Sứ của Allah r cũng đã nguyền rủa những người thích làm nam giống nữ và nữ giống nam (Albukhari: 5546). Và ý nghĩa của sự nguyền rủa là bị trục xuất khỏi lòng thương xót của Allah. Islam muốn nam và nữ phải tuân theo quy luật tự nhiên, nam phải biểu hiện là nam thực thụ và nữ cũng thế, và đây là điều hợp lẽ tự nhiên và đúng đắn.
- Các loại y phục bắt chước những người Kafir với những gì đặc trưng riêng biệt của họ. Chẳng hạn y phục của thầy tu, của thầy bói, các loại y phục có in hình thánh giá hoặc những loại y phục đặc trưng của một tôn giáo nào đó thì không được phép mặc. Nabi r nói: “Ai bắt chước (làm giống) một nhóm người nào đó thì y thuộc nhóm người đó” (Abu Dawood: 4031). Và qui định này cũng bao hàm việc ăn mặc các loại y phục có những kí hiệu của một tôn giáo nào đó, hay kí hiệu của một giáo phái lệch lạc nào đó, ăn mặc như thế sẽ là biểu hiện sự yếu kém trong phong cách, không tự tin bản thân mình là người của chân lý. Không phải là bắt chước hoặc làm giống trong việc một người Muslim ăn mặc giống như y phục phổ biến trong xứ sở của y, ngay cả y phục đó là loại phổ biến của những người Kafir trong xứ sở của y, bởi quả thật Nabi r đã từng mặc y phục giống như y phục của những người đa thần Quraish, trừ những gì được ngăn cấm.
- Những loại y phục biểu hiện sự tự cao tự đại và ngạo mạn. Quả thật, Nabi r nói: “Sẽ không vào Thiên Đàng những ai mà trong tim của họ có một hạt bụi của sự tự cao tự đại” (Muslim: 91). Cũng chính vì lẽ này, Islam đã nghiêm cấm kéo lê áo dài phủ xuống mắt cá chân đối với nam giới bởi đó là nguyên nhân của sự tự cao tự đại. Nabi r nói: “Ai kéo lê áo của y một cách ngạo mạn thì Allah sẽ không nhìn mặt y vào Ngày Phục Sinh” (Albukhari: 3465, Muslim: 2085). Và giáo luật cấm những loại quần áo gây nổi bật một cách bất thường, đó là loại quần áo khi một người mặc vào sẽ gây chú ý và khác thường đối với mọi người, khiến mọi người sẽ bàn tán về y và chủ nhân của quần áo đó sẽ được nổi tiếng do sự khác thường của y hoặc do mọi người cảm thấy khó chịu từ hình dạng, kiểu dáng hoặc màu sắc kỳ quái của chiếc áo, hoặc do người mặc muốn thể hiện sự tự cao tự đại của bản thân. Thiên Sứ của Allah r nói: “Ai mặc bộ trang phục gây nổi tiếng trên thế gian thì vào Ngày Phục Sinh Allah sẽ cho y mặc y phục thấp hẹn nhất” (Ahmad: 5664, Ibnu Ma-jah: 3607).
- Nếu như những loại quần áo dành cho nam giới được làm bằng tơ lụa hay vàng thì quả thật Islam nghiêm cấm hai thứ đó đối với nam giới. Thiên Sứ của Allah r nói về vàng và tơ lụa: “Quả thật hai thứ này Haram đối với nam giới trong cộng động tín đồ của Ta và Halal đối với nữ giới” (Ibnu Ma-jah: 3595, Abu Dawood: 4057). Ý nghĩa của tơ lụa bị nghiêm cấm đối với nam giới là tơ lụa tự nhiên được lấy từ tơ tằm.
- Các loại y phục biểu hiện sự phung phí và xa xỉ vô ích, Thiên Sứ của Allah r nói: “ Các ngươi hãy ăn, hãy bố thí, hãy mặc một cách không phung phí và thái quá” (Annasa-i: 2559). Và điều này khác biệt tùy trường hợp, một người giàu có thì y có thể mua một cái áo mà người nghèo không thích hợp mua, một sự đối chiếu giữa tài sản của y, thu nhập hàng tháng của y cũng như những quyền lợi khác của y, bởi thế, một cái áo có thể là sự phung phí theo lý của người nghèo nhưng lại không phải là sự phung phí theo lý của người giàu.