Đức tin Iman nơi các tên gọi và thuộc tính của Allah

Là tin những gì được Allah khẳng định trong Kinh Sách của Ngài cũng như những gì được khẳng định trong Sunnah của Thiên Sứ e về các tên gọi và các thuộc tính của riêng Ngài.

Allah, Đấng Tối Cao có các tên gọi hoàn mỹ và các thuộc tính Hoàn Hảo, không có bất cứ một thứ chi có thể so sánh với các tên gọi và thuộc tính của Ngài, như Ngài đã phán: {Không có bất cứ thứ gì giống Ngài cả và Ngài là Đấng Nghe và Thấy} (Chương 42 – Al-Shura, câu 11). Allah hoàn toàn khác với tất cả mọi tạo vật của Ngài trong các tên gọi lẫn các thuộc tính của Ngài.

Một số tên gọi của Allah, Đấng Tối Cao

Allah, Đấng Tối Cao phán:

{Đấng rất mực Độ Lượng, Đấng rất mực Khoan Dung} (Chương 1 – Al-Fitihah, câu 3).

Allah, Đấng Tối Cao phán:

{Và Ngài là Đấng Nghe và Thấy.} (Chương 42 – Al-Shura, câu 11).

Allah, Đấng Tối Cao phán:

{Và Ngài là Đấng Toàn Năng, Đấng Sáng Suốt} (Chương 31 – Luqman, 9).

Allah, Đấng Tối Cao phán:

{Allah! Không có Thượng Đế nào khác ngoài Ngài, Ngài là Đấng Hằng Sống, Đấng Tự Hữu} (Chương 2 – Al-Baqarah, câu 255).

Allah, Đấng Tối Cao phán:

{Mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng lên Allah, Đấng Chủ Tể của vũ trụ và muôn loài} (Chương 1 – Al-Fatihah, câu 1).

Trái quả của đức tin Iman nơi các tên gọi và thuộc tính của Allah:

  1. Ý thức Allah, Đấng Tối Cao, người nào tin tưởng nơi các tên gọi và các thuộc tính của Allah thì y càng ý thức rõ về Ngài hơn, đức tin Iman nơi Allah sẽ được tăng cường và kiên định hơn, làm vững mạnh sự độc tôn hóa Allah, và người nào biết rõ về các tên gọi và các thuộc tính của Allah thì trái tim của y tràn đầy sự tôn vinh, yêu thương và phủ phục Allah nhiều hơn.

  2. Ca ngợi và tán dương các tên gọi hoàn mỹ của Allah, đây là hình thức tụng niệm tốt nhất trong các hình thức tụng niệm Allah. Allah, Đấng Tối Cao phán: {Hỡi những người có đức tin, các ngươi hãy tụng niệm Allah thật nhiều!} (Chương 33 – Al-Ahzab, câu 41).

  3. Cầu xin và khấn vái Allah bằng các tên gọi và thuộc tính của Ngài, như Allah, Đấng Tối Cao phán: {Và Allah có những tên gọi tốt đẹp và hoàn mỹ nhất, bởi thế, hãy cầu nguyện Ngài bằng các tên gọi đó.} (Chương 7 – Al-‘Araf, câu 180). Và thí dụ cho điều đó là một người nói: Ôi Đấng Ban Cấp và Nuôi Dưỡng! Hãy ban phát cho bề tôi; Ôi Đấng Hằng Tha Thứ! Xin Ngài hãy tha thứ cho bề tôi; Ôi Đấng Khoan Dung! Xin Ngài hãy xót thương bề tôi...

Cấp bậc cao nhất của đức tin Iman:

Đức tin Iman có các cấp bậc, đức tin của người Muslim giảm xuống theo mức lượng lơ là, bê tha và tội lỗi của y, và nó tăng cường mỗi khi có sự tăng cường trong tuân lệnh, thờ phượng và kính sợ Allah.

Bậc cấp cao nhất của đức tin Iman là cái được giáo luật gọi là Ihsan, và quả thật Nabi e đã định nghĩa nó qua lời di huấn của Người: “Rằng ngươi thờ phượng Allah giống như ngươi đang nhìn thấy Ngài, còn nếu như ngươi không nhìn thấy Ngài thì quả thật Ngài nhìn thấy ngươi” (Albukhari: 50, Muslim: 8).

Bạn hãy tụng niệm và tưởng nhớ Allah lúc bạn đứng, ngồi, vui đùa và mọi lúc; rằng Allah đang quan sát bạn, theo dõi bạn, cho nên, bạn chớ làm trái lệnh Ngài trong khi bạn biết rằng Ngài đang nhìn bạn, và bạn cũng chớ lo sợ, buồn chán và tuyệt vọng khi mà bạn biết Ngài luôn ở cùng bạn, làm sao bạn cảm thấy lẻ loi và đơn độc khi mà bạn đang hướng về Ngài bằng sự cầu xin và dâng lễ nguyện Salah, làm sao bạn dám để bản thân mình làm điều tội lỗi khi bạn kiên định rằng Ngài biết rõ những điều thầm kín và công khai của bạn, và nếu bạn lỡ phạm lỗi lầm thì bạn sẽ quay lại sám hối với Ngài và xin Ngài tha thứ vì bạn biết Ngài sẽ sẵn sàng tha thứ cho bạn.

Một số trái quả của đức tin Iman nơi Allah, Đấng Tối Cao:

  1. Rằng Allah sẽ giúp những người có đức tin tránh khỏi những khó khăn và biến cố và sẽ bảo vệ họ khỏi sự hãm hại của kẻ thù, như Allah đã phán: {Quả thật Allah sẽ bảo vệ những ai có đức tin.} (Chương 22 – Al-Hajj, câu 38).

  2. Rằng đức tin Iman là nguyện nhân cho cuộc sống tốt lành, hạnh phúc và yên vui, Allah, Đấng Tối Cao: {Ai làm việc thiện, dù nam hay nữ, và là một người có đức tin thì chắc chắn TA sẽ cho y sống một đời sống lành mạnh và tốt đẹp.} (Chương 16 – Annaml, câu 97).

  3. Rằng đức tin Iman thanh lọc tâm hồn khỏi những điều mê tín dị đoan, người nào thực sự tin nơi Allah, Đấng Tối Cao thì có nghĩa là y gắn cuộc đời của y cho một mình Allah vì Ngài là Thượng Đế của vũ trụ và muôn loài, Ngài là Đấng thờ phượng đích thực không có ai khác ngoài Ngài, bởi thế, y sẽ không sợ hãi trước bất cứ tạo vật nào và y cũng không đặt trái tim mình liên hệ đến bất cứ ai trong nhân loại, và sau đó là giải phóng khỏi sự mê tín và ảo tưởng.

  4. Kết quả lớn nhất của đức tin Iman: đạt được sự hài lòng của Allah, Đấng Tối Cao và được vào Thiên Đàng, gặt hái được sự thành công đó là niềm hạnh phúc vĩnh hằng và hồng phúc trọn vẹn.

Đức tin nơi các Thiên Thần

Ý nghĩa đức tin nơi các Thiên Thần:

Niềm tin kiên định vào sự tồn tại của các Thiên Thần, tin rằng họ là một thế giới vô hình khác với thế giới của loài người và thế giới của loài Jinn, tin rằng họ là tạo vật cao quý và hết mực ngoan đạo, họ thờ phượng Allah bằng sự thờ phượng đích thực, họ luôn chấp hành tuyệt đối theo lệnh của Allah và không bao giờ làm trái lệnh Ngài. Như Ngài đã phán: {Không, họ (các Thiên Thần) đều là bề tôi vinh dự của Allah, họ không dám qua mặt Ngài bất cứ lời nói nào và họ chỉ biết làm theo mệnh lệnh của Ngài.} (Chương 21 – Al-Ambiya’, câu 26, 27).

Và đức tin nơi họ là một trong sáu trụ cột của đức tin Iman, Allah, Đấng Tối Cao phán: {Thiên Sứ (Muhammad) tin vào những gì được ban xuống cho Người từ Thượng Đế của Người và những người có đức tin cũng tin tưởng như thế. Tất cả đều tin tưởng nơi Allah, các thiên thần của Ngài, các kinh sách của Ngài và các vị sứ giả của Ngài.} (Chương 2 – Albaqarah, câu 285).

Nabi e nói về đức tin Iman: “Rằng ngươi phải tin nơi Allah, nơi các Thiên Thần của Ngài, các Kinh sách của Ngài, các vị Thiên Sứ của Ngài, tin nơi Ngày Sau, và tin nơi sự tiền định tốt xấu.” (Muslim: 8).

Đức tin nơi các Thiên Thần bao gồm những điều gì?

  1. Tin vào sự tồn tại của họ: Tin rằng họ là tạo vật của Allah, Đấng Tối Cao, họ thực sự tồn tại, Ngài đã tạo họ từ ánh sáng và bắt họ phải thờ phượng và phục tùng Ngài.
  2. Tin tất cả những vị trong số họ mà chúng ta biết chẳng hạn như đại Thiên thần Jibril u, và những vị chúng ta không được biết đến tên của họ, chúng ta tin tất cả họ.
  3. Tin vào những gì chúng ta biết được từ các thuộc tính của họ, tiêu biểu như:
  • Rằng họ là một thế giới vô hình, họ được tạo ra chỉ để thờ phượng và phục tùng Allah, họ không có thuộc tính nào của Rububiyah và Uluhiyah, mà họ chỉ là những bề tôi của Allah, họ tuyệt đối thì hành theo mệnh lệnh của Ngài, như Ngài đã phán: {Họ không bao giờ bất tuân Allah về bất cứ điều gì mà Ngài đã ra lệnh cho họ và họ tuyệt đối thi hành đúng theo những gì được lệnh.} (Chương 66 – Attahrim, câu 6).
  • Rằng họ được tạo ra từ ánh sáng, Nabi e nói: “Các Thiên Thần được tạo ra từ ánh sáng” (Muslim 2996).
  • Rằng họ có những chiếc cánh, Allah, Đấng Tối Cao đã cho biết rằng Ngài đã tạo cho các Thiên Thần những chiếc cánh với số lượng khác biệt nhau, Ngài phán:{Mọi lời ca tụng và tán dương đều thuộc về Allah, Đấng đã tạo hóa các tầng trời và trái đất; Ngài đã chỉ định các Thiên thần làm Thiên Sứ có cánh: hai, hoặc ba, hoặc bốn (đôi cánh). Ngài thêm vào sự tạo hóa bất cứ cái gì Ngài muốn vì Ngài thừa khả năng trên tất cả mọi thứ.} (Chương 35 – Fatir, câu 1).
  1. Tin vào những điều mà chúng ta biết về các việc làm của họ được Allah, Đấng Tối Cao qui định và ra lệnh cho họ, tiêu biểu như:
  • Vị được giao nhiệm vụ truyền Lời Mặc Khải của Allah xuống cho các Thiên Sứ của Ngài, đó là đại Thiên thần Jibril u.
  • Vị chuyên rút linh hồn, đó là Thiên Thần Chết và các vị trợ giúp khác.
  • Các vị được giao phó việc ghi chép và lưu trữ các hành động của người bề tôi, ghi chép các việc làm tốt và xấu, và họ là những Thiên Thần ghi chép.

Trái quả của đức tin Iman nơi các Thiên Thần:

Đức tin Iman nơi các Thiên thần mang lại những trái quả thiêng liêng trong cuộc sống của người có đức tin, chúng ta sẽ liệt kê ra một số tiêu biểu sau đây:

  1. Ý thức được sự vĩ đại của Allah và sức mạnh của Ngài, ý thức được quyền năng vô song của Ngài, ý thức được sự vĩ đại của các tạo vật và sự vĩ đại của Đấng Tạo Hóa. Điều này làm người có đức tin tăng thêm sự tôn vinh và sùng kính Allah khi mà Ngài đã tạo các Thiên thần từ ánh sáng với những chiếc cánh.

  2. Ngay chính và trung trực trong việc tuân lệnh Allah, Đấng Tối Cao, người nào tin rằng có các Thiên Thần luôn ghi chép mọi hành động của y thì bắt buộc y phải sợ Allah, Đấng Tối Cao mà không dám làm điều trái lệnh cũng như không dám bất tuân Ngài một cách công khai hay thầm kín.

  3. Kiên nhẫn trong việc tuân lệnh và phục tùng Allah, người có đức tin sẽ cảm thấy thanh thản và an bình vì biết được rằng trong vũ trụ này có hàng ngàn và hàng ngàn các Thiên thần đang phục tùng và thờ phượng Allah một cách tuyệt đối và trọn vẹn.

  4. Biết tri ân Allah, Đấng Tối Cao về việc Ngài đã luôn phù hộ và che chở cho con người khi mà Ngài bắt một số Thiên Thần phải bảo vệ và che chở cho họ.

Đức tin nơi các Kinh Sách

Ý nghĩa đức tin nơi các Kinh Sách:

Kinh Qur’an được ghi chép một cách hoàn chỉnh và chính xác.

Tin một cách kiên định rằng Allah, Đấng Tối Cao đã ban xuống các Kinh Sách cho các vị Thiên Sứ của Ngài để rao truyền đến các bầy tôi của Ngài, và rằng các Kinh Sách này là lời phán của Allah, Ngài thực sự đã phán theo cách vĩ đại và tối cao của Ngài, và rằng các Kinh Sách này chứa đựng điều chân lý, ánh sáng, sự chỉ đạo ở đời này và ở Đời Sau.

Đức tin nơi các Kinh Sách là một trong các trụ cột của đức tin Iman, như Allah đã phán: {Hỡi những người có đức tin! Hãy tin tưởng nơi Allah, tin tưởng nơi Sứ giả của Ngài, và tin tưởng nơi Kinh Sách mà Ngài đã ban xuống cho Sứ giả của Ngài và Kinh Sách mà Ngài đã ban xuống trước đây.} (Chương 4 – Annisa’, câu 136).

Allah ra lệnh phải tin nơi Ngài, nơi các vị Thiên Sứ của Ngài và nơi Kinh Sách mà Ngài đã ban xuống cho vị Thiên Sứ của Ngài r, đó là Qur’an, cũng như Ngài ra lệnh phải tin nơi các Kinh Sách đã được ban xuống trước Qur’an.

Nabi r nói: “Rằng người phải tin nơi Allah, nơi các Thiên Thần của Ngài, các Kinh Sách của Ngài, các vị Thiên Sứ của Ngài, tin nơi Ngày Sau, và tin nơi sự tiền định tốt xấu.” (Muslim: 8).

Đức tin nơi các Kinh Sách gồm những điều gì?

  1. Tin rằng chúng đích thực được ban xuống từ nơi Allah.
  2. Tin rằng chúng là lời phán của Allah, Đấng Tối Cao.
  3. Tin vào những gì mà Allah đã gọi tên cho các Kinh Sách của Ngài, như Qur’an là Kinh Sách được ban xuống cho Nabi của chúng ta Muhammad r, Tawrah (Cựu ước) là Kinh Sách được ban xuống cho Nabi Musa (Moses) u, Injil (Tân ước) là Kinh Sách được ban xuống cho Nabi Ysa (Giê-su) u.
  4. Tin vào những điều được xác thực là đúng từ các thông tin của chúng.

Các ưu điểm của Qur’an:

Qur’an là lời phán của Allah, Đấng Tối Cao, được ban xuống cho Nabi của chúng ta, một tấm gương mẫu mực cho chúng ta, Muhammad r, người có đức tin tôn vinh Kinh Sách này và luôn bám chặt lấy các giáo luật của Nó cũng như luôn duy trì việc đọc Nó và suy ngẫm về nội dung ý nghĩa của Nó.

Chúng ta tin rằng Qur’an này sẽ hướng dẫn chúng ta trên cõi đời này và là nguyên nhân thành công ở cõi Đời Sau.

Qur’an có những ưu điểm vượt trội riêng biệt so với các Thiên Kinh Sách trước đó, tiêu biểu như:

  1. Kinh Qur’an chứa đựng một cách tóm gọn các giáo luật của Thượng Đế, Nó đến để ủng hộ và xác nhận lại những gì trong các Kinh Sách trước từ lệnh truyền thờ phượng duy nhất một mình Allah.

Allah, Đấng Tối Cao phán: {Và TA đã ban cho Ngươi (Muhammad) Kinh sách bằng sự thật, xác nhận lại các điều mặc khải trong các Kinh sách trước và giữ gìn Nó được nguyên vẹn.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 48). Ý nghĩa {Kinh sách bằng sự thật, xác nhận lại các điều mặc khải trong các Kinh sách trước} là Nó tương đồng với những gì trong các Kinh Sách trước từ đức tin và các thông điệp, còn ý nghĩa {và giữ gìn Nó được nguyên vẹn} là đáng tin cậy và làm chứng cho những điều trong các Kinh Sách trước.

 

  1. Bắt buộc tất cả nhân loại với các ngôn ngữ và tiếng nói cũng như dân tộc và các nền văn hóa khác nhau đều phải bám lấy Nó và chấp hành theo Nó, cho dù họ có sống trong thời đại đã cách xa với thời điểm Qur’an được mặc khải xuống bao lâu đi chăng nữa, khác với các Kinh Sách trước rằng mỗi Kinh Sách chỉ được giới hạn cho một cộng đồng cụ thể nào đó trong một giai đoạn nhất định nào đó mà thôi. Allah, Đấng Tối Cao phán: {Và Qur’an này đã được mặc khải xuống cho Ta (Muhammad) để cảnh báo các ngươi và bất cứ ai mà nó tiếp xúc.} (Chương 6 – Al-An’am, câu 19).
  2. Allah, Đấng Tối Cao đã hứa bảo quản sự nguyên vẹn cho Qur’an, không có một bàn tay nào có thể bóp méo, chỉnh sửa Nó đượ, và sẽ không bao giờ có ai có thể làm được điều đó. Ngài phán: {Quả thật, TA (Allah) đã ban lời nhắc nhở (Qur’an) xuống và TA sẽ luôn bảo quản nó} (Chương 15 – Al-Hijr, câu 9). Bởi lẽ đó, tất cả mọi thông điệp trong Nó đều đúng và phải được tin tưởng một cách tuyệt đối.

Bổn phận của chúng ta đối với Qur’an như thế nào?

  • Chúng ta phải yêu quý Qur’an, tôn vinh và quý trọng Nó bởi đó là lời phán của Đấng Tạo Hóa, và Nó là lời nói trung thực và tốt đẹp nhất.
  • Chúng ta phải đọc Nó cùng với sự suy ngẫm về các câu Kinh của Nó, chúng ta phải nghiền ngẫm về những điều răn dạy, các thông điệp cũng như những câu chuyện được nói trong Nó để chúng ta giữ và duy trì cái chân lý và từ bỏ những cái sai và không chân lý.
  • Chúng ta phải làm theo các giáo luật và qui định của Nó, chúng ta phải chấp hành theo các mệnh lệnh và nguyên tắc của Nó và phải lấy Nó làm tiêu chuẩn sống của chúng ta.

Và khi bà A’ishah t được hỏi về đức tính và phẩm chất của Nabi r thì bà nói: “Đức tính và phẩm chất của Người là Qur’an.” (Ahmad: 24601, Muslim: 746).

Ý nghĩa của Hadith: Rằng Thiên Sứ của Allah r, trong cuộc sống của Người và hành động của Người, Người đều thi hành và làm theo các giáo luật của Qur’an, Người tuyệt đối tuân theo Qur’an một cách hoàn toàn và tuyệt đối, và Người là tấm gương đạo đức tốt đẹp cho mỗi người chúng ta, như Allah, Đấng Tối Cao đã phán: {Quả thật, nơi Thiên Sứ của Allah có được một tấm gương tốt đẹp cho các ngươi noi theo, đối với những ai hy vọng điều tốt đẹp nơi Allah và ở Ngày Sau và những ai luôn tưởng nhớ đến Allah thật nhiều.} (Chương 33 – Al-‘Ahzab, câu 21).

Chúng ta nhìn nhận các Kinh Sách trước như thế nào?

Người Muslim tin rằng Kinh Tawrah (Cựu ước) được ban xuống cho Nabi Musa (Moses) u, Injil (Tân ước) được ban xuống cho Nabi Ysa (Jesus – Giê su) u, đó là sự thật từ nơi Allah, Đấng Tối Cao, hai Kinh sách đó chứa đựng sự răn dạy, chỉ đạo, các giáo lý, các thông tin hướng dẫn và soi sáng nhân loại trong cuộc sống thế tại và Đời Sau.

Người Muslim tin rằng Kinh Tawrah (Cựu ước) và Injil (Tân ước) là hai Kinh sách được ban xuống từ nơi Allah, tuy nhiên, đa phần nội dung của hai Kinh sách này đã bị sửa đổi, bóp méo, chúng ta chỉ tin vào những điều đồng thuận với Qur’an và Sunnah mà thôi.

Tuy nhiên, Allah, Đấng Tối Cao đã thông tin cho chúng ta biết trong Qur’an rằng những người dân Kinh Sách trong số dân Do thái và Thiên Chúa đã bóp méo và chỉnh sửa các Kinh Sách của họ, họ thêm bớt nội dung nên các Kính Sách đó không còn là nguyên thủy như Allah đã ban xuống.

Như vậy, Kinh Tawrah hiện thời không phải là Kinh Sách nguyên thủy được Allah ban xuống cho Nabi Musa u bởi vì người Do thái đã chỉnh sửa, thay đổi và bóp méo nó, họ đã thay đổi nhiều giáo điều cũng như giáo lý trong đó. Allah, Đấng Tối Cao phán: {Trong số những người Do thái, có một số đã cố ý làm sai lệch ý nghĩa của những lời phán.} (Chương 4 – Annisa’, câu 46).

Tương tự, Kinh Injil (Tân Ước) hiện thời cũng không phải là Kinh Injil nguyên thủy mà Allah đã ban xuống cho Nabi Ysa u, bởi quả thật những người Thiên Chúa đã thay đổi và bóp méo, họ đã chỉnh sửa và thêm bớt nhiều giáo luật của nó. Allah, Đấng Tối Cao phán về những người Thiên Chúa:{Và quả thật, một thành phần của họ đã bóp méo Kinh sách với miệng lưỡi của họ làm cho các ngươi tưởng lầm đó là điều nằm trong Kinh sách nhưng thực chất là không phải trong Kinh sách, và họ đã bảo đó là điều do Allah ban xuống nhưng thực chất đó không phải là điều do Allah ban xuống, họ đã nói dối và đổ thừa cho Allah trong lúc họ biết rõ điều đó.} (Chương 3 – Ali ‘Imran, câu 78).

{Và trong số những người tự gọi mình là tín đồ Thiên Chúa giáo, TA (Allah) đã nhận lời giao ước của họ nhưng họ đã bỏ quên một phần của bức Thông Điệp được ban cho họ, nên TA đã khơi dậy ác cảm và hận thù giữa họ với nhau cho đến Ngày Phục Sinh, và Allah sớm cho họ biết điều sai quấy mà họ đã làm.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 14).

Vì những lẽ này, ta thấy những gì được gọi là Kinh Thánh Thiêng Liêng trong tay của những người Do thái ngày nay bao gồm cả Kinh Tawrah và Injil đều chứa đựng nhiều giáo lý lệch lạc, những thông tin không đúng đắn, và những câu chuyện bịa đặt, chúng ta không tin các thông tin từ các Kinh Sách này ngoại trừ những gì được Qur’an hoặc Sunnah xác thực khẳng định và xác nhận, và chúng ta sẽ phủ nhận những gì mà Qur’an và Sunnah đã phủ nhận, và chúng ta im lặng về những điều còn lại, không tin cũng không phủ nhận.

Mặc dù vậy, người Muslim vẫn tôn kính các Kinh Sách đó và không hề có thái độ mạo phạm bởi vì các Kinh Sách đó có thể vẫn còn chứa đựng những điều tốt lành từ lời phán của Allah chưa bị chỉnh sửa và bóp méo.

Trái quả của đức tin nơi các Kinh Sách:

Đức tin nơi các Kinh Sách mang lại nhiều trái quả, tiêu biểu:

  1. Ý thức được rằng Allah, Đấng Tối Cao luôn quan tâm đến các bầy tôi của Ngài với lòng Thương xót của Ngài khi Ngài gởi đến cho mỗi cộng đồng một Kinh Sách để hướng dẫn và chỉ dắt họ giúp họ có cuộc sống hạnh phúc ở đời này và ở Đời Sau.

  2. Ý thức được rằng Allah là Đấng Sáng Suốt trong việc ban hành các giáo luật, Ngài ban hành cho mỗi cộng đồng các giáo luật phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện sống của họ, như Ngài đã phán: {TA đã qui định cho từng Sứ giả trong các ngươi một hệ thống luật pháp và một lề lối.} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 48).

  3. Tri ân hồng phúc và ân huệ của Allah trong việc ban xuống các Kinh Sách đó, và các Kinh Sách này là ánh sáng, là nguồn chỉ đạo ở cõi trần và cõi Đời Sau, và sau đó là tạ ơn Allah về các ân huệ vĩ đại này.