Ly dị

Islam khuyến khích duy trì mối quan hệ vợ chồng và nhấn mạnh điều đó, tuy nhiên, nó cũng đặt ra các giáo luật về ly dị khi mà đôi vợ chồng cần đến nó.

Islam khuyến khích cuộc hôn nhân bền vững, khuyến khích đôi vợ chồng sống hòa thuận và duy trì mối hôn nhân của họ cho tới khi một trong hai người chết đi. Quả thật, Allah gọi hôn nhân là sự giao ước trọng đại, và Islam không cho phép giới hạn thời gian để chấm dứt hôn nhân.

Tuy nhiên, Islam mặc dù khuyến khích điều đó nhưng nó lại có những giáo lý qui định cho những người sống trên trái đất, họ có những đặc điểm của họ, bản chất tự nhiên của con người phàm tục, vì thế, Islam qui định cho họ cách thức làm sao hủy bỏ cuộc giao ước này nếu như cuộc sống gặp trở ngại, không còn cách giải tỏa và cải thiện cho cuộc sống vợ chồng. Và trong trường hợp này thì bắt buộc phải hành xử theo thực tế của sự việc, đó là giải thoát cho người đàn ông và người phụ nữ. Những gì diễn ra giữa đôi vợ chồng thường có nhiều nguyên nhân, có thể do xung đột và những vấn đề khác cho nên ly dị là cần thiết để giải quyết, là phượng tiện hỗ trợ tối ưu cho cả đôi bên cũng như ổn định cho gia đình và xã hội của mỗi bên, bởi lẽ hôn nhân đó đã không thể khẳng định được ý nghĩa của nó nữa thì việc chia tay giữa đôi vợ chồng là cách giải thoát thỏa đáng nhất, tốt hơn việc ở lại với nhau.

Bởi những lẽ trên, Islam cho phép ly dị để giải thoát khỏi tình trạng bế tắc giữa đôi vợ chồng, để mỗi người, vợ và chồng, đi tìm người bạn đời mới, có thể mỗi người sẽ tìm thấy ở người bạn đời mới điều tốt đẹp và hòa hợp hơn người thứ nhất. Allah, Đấng Tối Cao phán:

{Và nếu hai vợ chồng nhất định thôi nhau thì Allah sẽ làm cho đôi bên giàu có với thiên lộc của Ngài. Và Allah là Đấng rộng lượng và rất mực sáng suốt.} (Chương 4 – Annisa’, câu 130). Tuy nhiên, Islam đặt ra nhiều điều luật và nguyên tắc trong ly dị:

  • Nguyên tắc cơ bản là việc ly dị là nằm trong tay người đàn ông chứ không nằm trong tay người phụ nữ.
  • Người phụ nữ khi nào không thể sống chung với chồng của cô ta nữa và chồng của cô ta không chịu ly dị cô ta thì cô ta có quyền yêu cầu ly dị từ thẩm phán và vị thẩm phán có quyền đứng ra ly dị cho cô ta nếu điều đó mang lại điều tốt lành.
  • Được phép quay lại với người phụ nữ sau khi đã ly dị cô ta hai lần, nhưng nếu như y đã ly dị vợ của y lần thứ ba thì y không được quay lại với người vợ đó nữa cho đến khi nào người vợ đó đã kết hôn với người đàn ông khác một cách hòan toàn. Và việc ly dị đúng theo giáo luật là người đàn ông phải ly dị vợ trong lúc cô ta không có kinh nguyệt và không giao hợp với cô ta