Giao dịch tài chính của bạn
Allah ra lệnh bảo phải đi tìm bổng lộc của Ngài trên mặt đất và khuyến khích điều đó, điều này sẽ được hiểu rõ qua các điểm sau:
- Quả thật, Ngài nghiêm cấm việc đi xin người khác khi mà một người vẫn còn khả năng lao động và tìm kiếm bổng lộc của Allah bằng sự nỗ lực và bằng sức lao động của bản thân, Ngài cho biết rằng ai đi xin tiền của người trong khi có khả năng lao động và kiếm tiền thì quả thật y sẽ bị thất bại ở nơi Allah và thua kém đối với thiên hạ. Nabi r nói: “Sự ăn xin của một ai đó trong các người sẽ vẫn còn cho tới khi y trình diện Allah, Đấng Tối Cao, với bộ dạng hốc hác và gương mặt chỉ toàn xương không còn thịt” (Albukhari: 1405, Muslim: 1040).
Và Thiên Sứ của Allah r nói: “Ai gặp phải cái nghèo thì đi cầu xin nhân loại, điều đó chẳng làm cho y hết nghèo, còn ai cầu xin Allah, Đấng Tối Cao thì Allah sẽ ban cho y sự giàu có” (Ahmad: 3869, Abu Dawood: 1645).
- Tất cả các ngành nghề công nghiệp, dịch vụ, kinh doanh và giám sát đầu tư có lợi đều được phép miễn sao luôn ở trong phạm vị cho phép của giáo luật. Quả thật, trong giáo lý Islam đều cho biết rằng các vị Nabi đều là những người làm lao động một cách hợp pháp theo giáo luật được Allah qui định. Nabi r nói: “Tất cả các vị Nabi đều là những người chăn cừu” (Al-Bukhari: 2143). Và Người nói: “Nabi Zakariya từng là một thợ mộc” (Muslim: 2379). Cứ như thế, tất cả các vị Nabi còn lại đều lao động với các nghề của những người thông thường khác.
- Người nào có định tâm tốt trong lao động với mong muốn tự nuôi dưỡng bản thân và chu cấp cho gia đình của y và giúp đỡ những người túng thiếu khó khăn thì y sẽ được ban thưởng ân phước cho sự lao động và sự nỗ lực vất vả của y.
Bản chất gốc của mọi sự giao dịch:
Bản chất gốc của mọi sự giao dịch tài chính từ kinh doanh, mua bán, thuê mướn và những hình thức giao dịch khác của con người đều là được phép ngoại trừ những gì bị giáo luật nghiêm cấm do bản chất hay cách thức của nó.
Nghiêm cấm do bản chất của nó:
Là những thứ được qui định là Haram bị Allah cấm đoán do bản chất của sự vật, những thứ này không được phép mang ra kinh doanh, mua bán, thuê mướn, sản xuất trong xã hội loài người.
Thí dụ về những thứ Haram trong Islam từ bản chất của nó:
- Chó, lợn.
- Những động vật chết hoặc những bộ phận được lấy ra từ chúng.
- Các loại rượu và những thức uống có nồng độ cồn.
- Những chất gây nghiện và tất cả những gì gây hại đến sức khỏe.
- Những trang thiết bị, những phương tiện truyền thông gây tệ nạn xã hội như băng đĩa, các trang mạng, các tạp chí khiêu dâm.
- Các bụt tượng, và tất cả những gì được thờ phượng ngoài Allah.
Những thứ Haram từ cách thức của nó:
Là loại nguồn tài chính mà bản chất của nó không phải là Haram nhưng nó Haram do cách thức hoạt động của nó gây hại đến từng cá nhân và tập thể, và các cách thức hoạt động và giao dịch bị nghiêm cấm:
Riba (cho vay lấy lãi), không chắc, không rõ ràng, bất công, cờ bạc.
Và chúng ta sẽ trình bày rõ sau đây: