Không rõ ràng cũng như không chắc chắn

Ý nói tất cả hợp đồng và thỏa thuận có sự không rõ ràng và không chắc chắn có chỗ hở thì có thể sẽ là nguyên nhân gây xung đột và tranh chấp giữa hai bên hoặc có thể sẽ gây bất công đối với một trong hai bên.

Quả thật, Islam nghiêm cấm điều này vì để ngăn chặn việc xung đột, tránh chấp, hoặc bất công. Cho nên, Islam nghiêm cấm cho dù hai bên đồng tình và cùng thuận với nhau. Quả thật, Nabi r đã nghiêm cấm mua bán không rõ ràng. (Muslim: 1513).

Các thí dụ cho hình thức mua ban không rõ ràng cũng như không chắc chắn:

  1. Mua bán trái quả trước khi nó hoàn toàn chín sẵn sàng để thu hoạch, bởi quả thật Nabi r đã cấm điều đó vì sợ sự rủi ro trước khi trái quả chín đủ để thu hoạch.
  2. Trả một khoản tiền để mua một hộp hay một thùng mà không biết trong đó đựng thứ gì, có thể đó là hàng hóa có giá trị hay những thứ gì đó tầm thường. Thí dụ cho hình thức giao dịch này là mua bán những gì mình không sở hữu và không có khả năng bàn giao nó.

Khi nào sự không rõ ràng gây ảnh hưởng?

Sự mơ hồ và không rõ ràng có sức ảnh hưởng sẽ không bị nghiêm cấm hợp đồng giao dịch trừ phi sự ảnh hướng của nó nhiều và lớn, và vấn đề là ở bản chất của hợp đồng chứ không phải những điều phát sinh.

Bởi thế, người Muslim được phép mua một căn nhà chẳng hạn dù không biết rõ chất liệu được dùng xây dựng ngôi nhà đó cụ thể như thế nào, cũng như chẳng biết rõ nước sơn loại nào hoặc những gì mang tính tương tự, vì sự không rõ ràng này không đáng kể, hơn nữa đây không phải nằm trong hợp đồng giao dịch chính mà chỉ là các phát sinh phụ.

Chiếm hữu tài sản của người khác một cách bất công và vô lý.

Chiếm hữu tài sản của người khác một cách bất công và vô lý dù là một số nhỏ thì cũng đều được xem là tội ác.

Bất công là một trong những hành vi bạo ngược nhất mà Islam đã cảnh báo, quả thật, Nabi r đã có nói: “Bất công sẽ là bống tối vào Ngày Phục Sinh” (Albukhari: 2315, Muslim: 2579). Chiếm hữu tài sản của người khác một cách vô lý và bất công, dù chỉ là một phần nhỏ tài sản thì cũng đều được xem là tội ác được cảnh báo sẽ bị trừng phạt khắc nghiệt vào Đời Sau, như Nabi r có nói: “Người nào chiếm lấy đất đai của người khác một gang tay thì y phải gánh chịu tội của việc chiếm đoạt bảy trái đất vậy” (Albukhari: 2321, Muslim: 1610).

 

Những hình ảnh thí dụ về sự bất công và vô lý trong giao dịch:

    1. Cưỡng ép: Không được phép cưỡng ép trong việc giao dịch dưới bất cứ mọi hình thức cưỡng chế và ép buộc nào. Hợp đồng sẽ không có giá trị trừ phi có sự đồng thuận của đôi bên, như Nabi r đã nói: “Trao đổi mua bán là phải có sự đồng thuận” (Ibnu Majah: 2185).
    2. Gian lận và lường gạt người: Ăn chặn tài sản của người một cách bất công là đại trọng tội, Nabi r nói: “Ai gian lận thì không phải là cộng đồng tín đồ của Ta” (Muslim: 101). Nguyên nhân của Hadith này là có một lần Thiên Sứ của Allah r ra chợ, Người thấy một đống hạt đang được bày bán, Người lấy tay cho vào bên trong đống hạt đó thì thấy bến dưới toàn là những hạt không tốt cũng như không đạt tiêu chuẩn, Người hỏi người bán: Này chủ thức ăn, đây là sao? Người bán đó nói: Thưa Thiên Sứ của Allah, tại do mưa. Người r nói: Sao anh không để nó lên phía trên mặt để mọi người nhìn thấy? Sau đó Người r nói: “Ai gian lận thì không phải là cộng đồng tín đồ của Ta” (Tirmizhi: 1315).

Thiên Sứ của Allah r đã nguyền rủa người đưa và nhận hối lộ. .

  1. Tham nhũng: Một người được ban cho trí thông minh và khôn ngoan, y lợi dụng sự thông minh và khôn ngoan của mình để chiếm hữu tài sản bằng con đường luật pháp, tuy nhiên vị phẩm phán đứng ra phán xét không phải là người đổi trắng thành đen, bởi Nabi r đã nói: “Quả thật, Ta cũng chỉ là con người phàm tục, khi các ngươi tranh chấp và nhờ Ta phân xử, e rằng lập luận của một số người trong các người sắc bén hơn một số khác, Ta chỉ phân xử theo những lý lẽ Ta nghe thấy. Bởi thế, ai đó mà Ta phân xử cho y chiếm lấy quyền lợi của người anh em đồng đạo thì y chớ đừng lấy nó bởi vì Ta đã cắt một miếng lửa từ Hỏa ngục cho y” (Albukhari: 6748, Muslim: 1713).
  2. Hối lộ: Là việc một người đưa tiền hay tài sản cho một người để người đó làm điều gì đó mục đích nhằm hưởng quyền lợi không thuộc về mình, và đây là một trong những hình thức bất công và trọng tội. Quả thật, Thiên Sứ của Allah r đã nguyền rủa người đưa hối lộ và người nhận hối lộ. (Tirmizhi: 1337).

Sự lan truyền và nhân rộng của việc hối lộ trong xã hội sẽ làm cho hệ thống trật tự không ổn định và làm suy yếu xã hội.

Giới luật thế nào về việc một người cải đạo sang Islam nhưng trước kia đã từng chiếm hữu tài sản của người một cách bất công khi còn là Kafir?

Ai cải đạo sang Islam và ở nơi y vẫn còn tài sản Haram, đó là tài sản mà y đã chiếm đoạt của người khác bằng cách trộm cắp, cướp bóc .. thì y nên trả lại phần tài sản đó cho chủ nhân của nó nếu như y biết họ và có khả năng giao lại cho họ mà không bị gây hại.

Bởi vì sự việc diễn ra trước Islam, và nếu tài sản chiếm đoạt bất chính vẫn còn trong tay của y thì phải nên trả lại cho chủ của nó nếu có thể, bởi lời phán của Allah, Đấng Tối Cao phán: {Quả thật, Allah ra lệnh bảo các ngươi phải giao hoàn tín vật về lại cho chú nhân của nó.} (Chương 4 – Annisa’, câu 58).

Trường hợp nếu y không biết chủ nhân của tài sản mà y đã chiếm đoạt là ai sau khi đã nỗ lực tìm kiếm thì y hãy quyến góp số tài sản đó vào trong những việc làm từ thiện.

Cờ bạc và cá cược

Cờ bạc làm người chơi nghiện ngập.

Cờ bạc hay cá cược là gì?

Cờ bạc hay cá cược là những trò chơi ăn thua tiền bạc, tài sản giữa nhiều người hay hai ngươi, những trò chơi là những đánh cuộc tài sản người thắng sẽ hưởng và người thua sẽ thiệt, bởi thế, tất cả người tham gia ở trong một vòng tròn người này ăn tiền của người kia hoặc người kia bị thua tiền bởi người này.

Giới luật cờ bạc và cá cược:

Cờ bạc và cá cược là Haram được chỉ định một cách nghiêm khắc trong Qur’an và Sunnah:

  1. Allah qui định cờ bạc và cá cược là việc làm tội lỗi, tác hại của nó lớn hơn cái lợi mà nó mang lại, Allah phán: {Họ hỏi Ngươi về việc uống rượu và cợ bạc. Hãy bảo họ: “Trong hai điều đó vừa có một tội lớn vừa có một vài mối lợi cho nhân loại, nhưng tội của hai thứ đó lớn hơn mối lợi của chúng”. } (Chương 2 – Albaqarah, câu 219).
  2. Allah qui định cờ bạc và cá cược là sự ô uế và dơ bẩn vì nó gây hại đến cá nhân và tập thể, Ngài ra lệnh phải tránh xa nó, và nó là nguyên nhân của sự chia rẽ và hận thù, là nguyên nhân bỏ bê lễ nguyện Salah và tụng niệm Allah. Allah, Đấng Tối Cao phán: {Này hỡi những người có đức tin! Quả thật, uống rượu, cờ bạc, thờ cúng trên bàn thờ và dùng tên bắn để làm quẻ xin xăm là điều khả ố thuộc những việc làm của Shaytan. Các ngươi hãy từ bỏ và tránh xa chúng mong rằng các ngươi có thể thành đạt. Shaytan chỉ muốn tạo ác cảm và hận thù giữa các ngươi qua việc uống rượu và cờ bạc, nó muốn cản trở các ngươi nhớ đến Allah và dâng lễ nguyện Salah. Thế các ngươi không chịu ngưng hay sao?} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 90, 91).

Tác hại của cờ bạc và cá cược đối với cá nhân và tâp thể:

Cờ bạc tác hại rất lớn và nhiều đến cá nhân và tập thể, một trong những tác hại nghiêm trọng nhất là:

  1. Nó gây ra sự hận thù và căm ghét giữa mọi người, những người tham gia cuộc chơi đa phần là những người bạn nhưng khi bất cứ ai đó trong số họ giành được phần thắng thì không nghi ngờ gì nữa rằng họ sẽ thù ghét và ganh tị người đó, họ sẽ tìm cách hãm hại y để đáp trả sự mất mát và thua thiệt của họ. Và đây là thực tế mà xã hội luôn chứng kiến và biết rõ, và nó là sự xác nhận cho lời phán của Allah, Đấng Tối Cao: {Shaytan chỉ muốn tạo ác cảm và hận thù giữa các ngươi qua việc uống rượu và cờ bạc} (Chương 5 – Al-Ma-idah, câu 91).
  2. Cờ bạc làm táng gia bại sản, người chơi cờ bạc chỉ có thua thiệt và mất mát.
  3. Cờ bạc làm cho người chơi nghiện ngập không dừng lại được, nếu y thắng thì y trở nên tham lam cứ tiếp tục trong cờ bạc, còn nếu như y thua thì y cứ nuôi hy vòng rằng sẽ vẫn còn cơ hội để gỡ gạc, và cả hai đều cản trở công việc và dẫn đến sự tàn phá cho xã hội.

Tất cả mọi trò chơi cờ bạc bằng động năng, điện, điện tử hay bằng bất cứ dạng thức nào đều là Haram, thuộc các đại trọng tội.

Các loại cờ bạc

Có nhiều dạng thức cờ bạc khác nhau, xưa và nay, một số dạng thức cờ bạc ngày nay:

  1. Tất cả mọi trò chơi có kèm theo ăn thua tiền bạc, chẳng hạn như một nhóm người chơi đánh bài, mỗi người sẽ đặt một khoản tiền, ai thắng sẽ lấy hết toàn bộ số tiền đó.
  2. Đặt cược vào đội chiến thắng hay một tay chơi nào đó, họ đặt một khoản tiền cho một đội bóng hay một cầu thủ nào đó chẳng hạn, nếu như đội bóng hay cầu thủ họ đặt giành chiến thắng thì họ sẽ thắng tiền, còn nếu như đội bóng đó hay cầu thủ đó thất bại thì họ sẽ mất đi số tiền đặt đó.
  3. Xổ số may mắn, như mua một tấm vé với giá một đô la để tham gia vào trò chơi may rủi, nếu tấm vé đúng với các con số được xổ thì sẽ trúng thưởng hàng ngàn đô la chẳng hạn.
  4. Tất cả mọi trò chơi chân tay, bằng điện, internet mà người chơi luôn đứng trước hai khả năng: được lời tiền hoặc bị thua tiền.