Những hình ảnh từ cuộc sống của Nabi e và phẩm chất đạo đức của Người.
Thiên Sứ của Allah e là một hình ảnh gương mẫu tốt nhất về phẩm chất đạo đức của con người. Cũng vì lẽ này nên Qur’an đã mô tả phẩm chất đạo đức của Người là phẩm chất đạo đức vĩ đại, và bà A’ishah ~, vợ của Người đã mô tả một cách chính xác về phẩm chất đạo đức của Người khi bà nói: “Phẩm chất đạo đức của Người là Qur’an” có nghĩa là Người là mô hình thiết thực để áp dụng những lời dạy của Qur’an và phẩm chất đạo đức của Nó.
Khiêm tốn:
- Thiên Sứ của Allah e không bao giờ chấp nhận và hài lòng để một ai đó đứng dậy tỏ lòng tôn kính bản thân Người, không những thế, Người đã cấm các vị Sahabah của Người có hành động như thế với Người. Các vị Sahabah y mặc dù là những người yêu thương, kính trọng và quí mến Người nhất nhưng họ cũng không bao giờ đứng dậy mỗi khi thấy Người e đến bởi vì họ biết rằng Người rất ghét hành động đó. (Ahmad: 12345, Al-Bazzar: 6637).
- Trước khi vào Islam, Udai bin Hatim đã từng đến gặp Người e, và lúc đó ông là một trong những nhân sĩ Ả Rập, ông đến gặp Người vì muốn tìm hiểu thực hư về sự kêu gọi của Người. Udai nói: “Tôi đến gặp Người, lúc đó, ở cùng với Người có một người phụ nữ và một vài trẻ con - ông có nói về sự thân thích của họ với Nabi e - và tôi biết chắc rằng đích thực Người không phải là vị Vua hay vị Hoàng Đế nào cả” (Ahmad: 19381). Khiêm tốn là đức tính của tất cả các vị Nabi.
- Người e thường ngồi cùng với các vị Sahabah như thể Người là một thành viên trong số họ, Người không hề ngồi với tư cách để phân biệt thân phận của mình với những người cùng ngồi xung quanh, thậm chí có lần một người lạ bước vào trong lúc Người e đang ngồi cùng với các vị Sahabah, y đã không thể phân biệt được Người e với các vị Sahabah của Người, lúc đó, y phải hỏi: Trong các người ai là Muhammad? (Albukhari: 63).
- Anas bin Malik t thuật lại: “Một bé gái nô lệ thuộc những bé gái nô lệ của cư dân Madinah nắm tay Thiên Sứ của Allah e và lôi kéo Người đi theo ý của nó” (Albukhari: 5724). Điều này có nghĩa rằng Người e rất nhân từ và nhẹ nhàng với trẻ nhỏ và phái yếu. Và quả thật, Hadith này đã nhấn mạnh sự khiêm tốn đáng được ca ngợi của Người bởi nó đề cập đến phụ nữ chứ không phải là đàn ông và người nô lệ chứ không phải là người tự do, đứa bé gái nô lệ này đã nắm tay của một vị Nabi và kéo đi theo ý của nó.
- Người e nói: “Sẽ không vào được Thiên Đàng đối với người nào mà trong tim của y có sự tự đại tự cao dù chỉ bằng một hạt cải” (Muslim: 91).
Nhân từ:
- Thiên Sứ của Allah e nói: “Những người có lòng nhân từ sẽ được Đấng Nhân Từ thương xót, các ngươi hãy nhân từ đối với những ai trên trái đất rồi Đấng ở trên trời sẽ thương xót các ngươi” (Tirmizhi: 1924, Abu Dawood: 4941).
Một số hình ảnh về sự nhân từ của Nabi e ở nhiều mặt:
Người thương trẻ con:
- Một người dân sa mạc đến gặp Nabi e nói: Các người hôn trẻ con của các người sao? Còn chúng tôi không hôn chúng bao giờ. Thế là Nabi e đáp lại lời của người đàn ông sa mạc đó, nói: “Nếu Allah đã lấy đi lòng thương xót khỏi trái tim của ngươi thì Ta không thể lấy nó lại cho ngươi!” (Albukhari: 5652, Muslim: 2317).
Và trong một lời thuật khác rằng có một người khác nhìn thấy Người e hôn Al-Hasan con trai của Ali thì nói: Quả thật, tôi có tới mười đứa con nhưng tôi chưa bao giờ hôn đứa nào cả. Nghe xong, Nabi e nói: “Quả thật, ai không có lòng thương xót thì sẽ không được thương xót” (Muslim: 2318).
- Có một lần, Nabi e vừa dâng lễ nguyện Salah vừa bế đứa cháu của Người, Amamah con gái của Zaynap, khi Người Sujud thì Người bỏ nó xuống và khi Người đứng thì Người bế nó lên. (Albukhari: 494, Muslim: 543).
- Trong lúc dâng lễ nguyện Salah, nếu Người e nghe thấy tiếng khóc của trẻ con thì Người sẽ thực hiện lễ nguyện Salah nhanh và nhẹ (tức đọc ngắn các lời Kinh Qur’an). Ông Abu Qatadah t thuật lại rằng Nabi e nói: “Quả thật, Ta đứng trong lễ nguyện Salah, Ta muốn kéo dài nó, nhưng vì Ta nghe tiếng khóc của trẻ con nên Ta đã hoàn tất nó sớm hơn, bởi lẽ Ta ghét gây khó khăn cho mẹ của đứa trẻ.” (Albukhari: 675, Muslim: 470).
Người nhân từ với phụ nữ:
Quả thật, Nabi e khuyến khích và thúc giục việc chăm sóc, quan tâm và đối xử tử tế với các đứa con gái, Người nói: “Ai có những đứa con gái, y chăm sóc và đối xử với chúng tử tế thì chúng sẽ là tấm chắn ngăn cách y với Hỏa Ngục” (Albukhari: 5649, Muslim: 2629).
Không những thế, Người e còn nhấn mạnh bảo các tín đồ Muslim phải hết sức quan tâm và đối xử thật tử tế với vợ của họ, Người ra lệnh cho những người Muslim phải khuyên nhủ nhau làm điều đó, Người e nói: “Các ngươi hãy khuyên bảo nhau đối xử thật tốt với phụ nữ” (Albukhari: 4890).
Một số hình ảnh về sự dịu dàng, ân cần và yêu thương với người thân trong nhà của Người e: Người từng ngồi xuống sát bên con lạc đà của Người để đầu gối cho Safiyah ~ bước lên lưng của nó (lạc đà) (Albukhari: 2120). Và mỗi khi Fatimah ~, con gái của Người đến thì Người nắm lấy tay và hôn Fatimah và Người kéo Fatimah lại ngồi sát chỗ Người. (Abu Dawood: 5217).
Người thương xót những kẻ yếu đuối:
- Nabi e khuyến khích mọi người hỗ trợ và nuôi dưỡng trẻ mồ côi, Người nói: “Ta và người bảo hộ trẻ mồ côi sẽ ơ trong Thiên Đàng như thế này” và Người chìa ra ngón tay trỏ và ngón tay giữa và cử động qua lại. (Albukhari: 4998).
- Người e xem những người đi giúp đỡ những người phụ nữ góa và những người nghèo và có hoàn cảnh khó khăn như những người đi chiến đấu cho con đường chính nghĩa của Allah và như những người nhịn chay ban ngày và dâng lễ nguyện Salah ban đêm. (Albukhari: 5661, Muslim: 2982).
- Người e xem việc yêu thương những người yếu hèn và việc cho họ những gì cần thiết là nguyên nhân được Allah ban phát thêm bổng lộc và được Ngài giúp thắng lợi trước kẻ thù, Người e nói: “Các ngươi hãy giúp đỡ những người hèn yếu, bởi quả thật, các ngươi sẽ giành được thắng lợi và được ban phát thêm bổng lộc bởi những người yếu hèn của các ngươi” (Abu Dawood: 2594).
Người thương xót loài vật:
- Người e khuyến khích mọi người thương xót loài vật, không được bắt chúng làm những gì quá khả năng của chúng và không được hành hạ và đánh đập chúng. Người e nói: “Quả thật Allah đã ghi mọi điều tốt đẹp cho tất cả mọi thứ, bởi thế, khi nào các ngươi giết thì các ngươi hãy giết một cách tốt nhất và khi nào các ngươi cắt cổ con vật (làm thịt) thì các ngươi hãy cắt cổ một cách tốt nhất, các ngươi hãy mài lưỡi dao cho sắc bén để con vật mà các ngươi cắt cổ ra đi một cách nhẹ nhàng” (Muslim: 1955).
- Một vị Sahabah t thuật lại rằng Người e nhìn thấy một tổ kiến bị chúng tôi thiêu đốt thì Người nói: “Ai đã đốt cái này?”. Chúng tôi nói: Là chúng tôi, Người e nói: “Quả thật, không ai có quyền trừng phạt bằng lửa ngoại trừ duy nhất một mình Thượng Đế của lửa” (Abu Dawood: 2675).
Công bằng:
- Quả thật, Thiên Sứ của Allah e rất công bằng trong việc thi hành theo giới luật của Allah, Đấng Tối Cao, cho dù là đối với người thân ruột thịt của Người đi chăng nữa, bởi vì Người luôn tuân lệnh của Allah: }يَا أَيُّهَا الَّذِينَ آَمَنُوا كُونُوا قَوَّامِينَ بِالْقِسْطِ شُهَدَاءَ لِلهِ وَلَوْ عَلَى أَنْفُسِكُمْ أَوِ الْوَالِدَيْنِ وَالْأَقْرَبِينَ{ (النساء: 135) {Hỡi những người có đức tin, các ngươi hãy luôn đứng lên bênh vực cho nền công lý như là những nhân chứng cho Allah dù điều đó có nghịch lại với bản thân của các ngươi hoặc nghịch lại với cha mẹ và bà con ruột thịt của các ngươi} (Chương 4 – Annisa’, câu 135).
- Một số vị Sahabah đến gặp Nabi e để xin Người không thực thi lệnh trừng phạt người phụ nữ thuộc bộ tộc tiếng tâm vì tội trộm cắp thì Người e nói: “Ta thề bởi Đấng nắm lấy linh hồn của Muhammad, nếu Fatimah con gái của Muhammad phạm tội trộm cắp thì chắc chắn Ta cũng sẽ cắt tay của nó” (Albukhari: 4053, Muslim: 1688).
-
- Khi Người e cấm mọi người Riba (cho vai lấy lãi) thì Người bắt đầu với người bà con gần nhất của Người, Người đã cấm người chú (bác) của Người, Al-Abbas, Người e nói: “Riba đầu tiên mà Ta áp dụng luật nghiêm cấm là Riba của chúng ta, Riba của Abbas bin Abdul-Mattalib đã bị xỏa bỏ tất cả” (Muslim: 1218).
- Người e đặt ra thước đo nền văn minh và tiến bộ của cộng đồng là người yếu thế lấy lại quyền lợi của mình từ những người mạnh thế mà không có sự lo sợ và do dự. Nabi e nói: “Sự thiêng liêng đối với người nô lệ là rằng kẻ yếu thế lấy lại quyền lợi của mình mà không phải e ngại và lo sợ” (Ibnu Ma-jah: 2426).
Tốt bụng và rộng lượng:
- Nabi e là người rộng lượng nhất trong nhân loại, Người trở nên rộng lượng nhất trong tháng Ramadan khi Người gặp đại Thiên thần Jibril u, vào mỗi đêm của Ramadan đại Thiên thần Jibril đều gặp Người cho tới khi Người qua đời, Người e ôn lại Qur’an với đại Thiên Thần, và khi Người gặp đại Thiên thần u thì sự rộng lượng của Người hơn cả cơn gió thổi đi. (Albukhari: 1803, Muslim: 2308).
- Người e cho tất cả những gì người ta xin, một người đàn ông đến xin Người, Người đã cho y một bầy dê giữa hai ngọn núi, người đàn ông trở lại người nhà của y bảo: Này hỡi mọi người, hãy vào Islam bởi quả thật Muhammad cho đi mà không hề sợ nghèo. (Muslim: 2312).
- Tám mươi ngàn Dirham (đồng bạc) được mang đến cho Người e, Người đổ nó lên một chiếc chiếu, rồi Người cúi xuống phân phát, Người đã phát hết đóng tiền đó cho bất cứ ai đến xin Người. (Al-Hakim: 5423).
- Có một người đàn ông đến xin Người e, Người nói: “Ta không còn gì nữa hết, nhưng ngươi cứ mua thứ gì ngươi cần rồi tính cho Ta, khi nào Ta có Ta sẽ thanh toán”. Umar t nói: Thưa Thiên Sứ của Allah, Allah không bắt Người phải gánh vác những gì ngoài khả năng đâu. Nabi e không thích điều đó. Người đàn ông đó nói: “Cứ cho đi và chớ đừng lo sợ Đấng của chiếc Ngai vương cắt giảm”. Thế là Nabi e mỉm cười và niềm vui hiện rõ trên gương mặt của Người. (Theo các Hadith chọn lọc: 88).
- Khi Thiên Sứ của Allah e trở lại từ cuộc chinh chiến Hunain, những người dân thôn và những người mới gia nhập Islam ồ ạt đến đòi chia chiến lợi phẩm, họ chen lấn nhau đến nỗi đẩy cả Người e té vào một cái cây, và họ giật lấy cái áo của Người. Người e đứng lên và nói: “Các người hãy đưa cái áo lại cho Ta, nếu Ta có nhiều ân huệ như những cái cây này chắc chắn Ta sẽ chia hết cho các người, rồi các người sẽ thấy Ta không keo kiệt, không nói dối và cũng không hèn nhát” (Albukhari: 2979).
Nabi e quả thật đã để lại nhiều tấm gương đạo đức tốt đẹp trong mọi khía cạnh của cuộc sống.