Làm thế nào để một người gia nhập Islam?
Một người gia nhập Islam bằng cách nói lên lời tuyện thệ Shahadah một cách hiểu rõ ý nghĩa của nó, tin tưởng và làm theo nó, và lời tuyên thệ Shahadah là:
- (Phiên âm): Ash-hadu alla ila-ha illollo-h – Tôi chứng nhận không có Thượng Đế nào khác ngoài Allah. Lời chứng nhận này có nghĩa rằng tôi chứng nhận, tôi tin tưởng rằng không có Thượng Đế nào đích thực đáng được thờ phượng mà duy nhất chỉ có một mình Allah, tôi chỉ thờ phượng một mình Ngài và không tổ hợp với Ngài bất cứ điều gì.
- (Phiên âm): Wa ash-hadu anna Muhammadar-rosu-lullo-h – Và tôi chứng nhận Muhammad là Thiên Sứ của Allah. Lời này có nghĩa rằng tôi chứng nhận, tôi tin tưởng rằng đích thực Muhammad là Thiên Sứ của Allah được cử phái đến cho toàn nhân loại, họ phải tuân thủ theo mệnh lệnh của Người, phải tránh xa những điều Người nghiêm cấm, và tôi chỉ thờ phượng Allah theo sự chỉ dẫn và đường lối của Người. (xem trang 40 – 48).
Người Muslim mới cải đạo cần tắm rửa:
Quả thật, khoảnh khắc một người gia nhập Islam là một trong những khoảnh khắc thiêng liêng và trọng đại nhất trong cuộc sống của y. Và nó thực sự là khoảnh khắc chào đời của y, bởi vì sau khoảnh khắc này y nhận thức được nguyên nhân mà y tồn tại trong cuộc sống này. Giáo luật qui định cho việc y gia nhập đạo là y nên tắm để tẩy sạch thân thể, điều này giống như việc y đã tẩy sạch nội tâm khỏi những vết bẩn của Shirk và tội lỗi thì giáo luật khuyến khích y tẩy sạch thể xác bằng cách dùng nước để tắm.
Và quả thật, Nabi e đã bảo một vị Sahabah – một trong những người đứng đầu của Ả Rập – tắm khi khi ông ta muốn vào Islam. (Albayhaqi: 837).
Sám hối
Sám hối là quay trở về với Allah, tất cả những ai làm điều tội lỗi và vô đức tin sau đó thành tâm quay về với Allah thì y thực sự đã sám hối với Ngài.
Và người Muslim cần phải sám hối và tìm kiếm sự tha thứ trong tất cả các giai đoạn của cuộc sống bởi vì bản chất con người là hay phạm điều tội lỗi, và bất cứ khi nào y làm điều sai trái thì giáo lý kêu gọi y hãy quay về sám hối với Allah và cầu xin Ngài tha thứ.
Các điều kiện để sự sám hối có giá trị là gì?
Quả thật, sự sám hối cho tất cả những tội lỗi bao gồm cả sự vô đức tin và Shirk muốn được chấp nhận và có giá trị nơi Allah thì đều cần phải hội đủ các điều kiện sau:
- Từ bỏ việc làm tội lỗi và sai trái:
Sự sám hối về những hành vi sai trái và tội lỗi sẽ không có giá trị nếu như hành vi tội lội và sai trái đó vẫn tiếp tục và duy trì trong lúc sám hối, còn trường hợp nếu tái phạm sau khi đã sám hối đúng cách thì sự sám hối trước đó vẫn có giá trị, tuy nhiên cần phải sám hối lại cho điều tái phạm, cứ như thế.
- Hối hận về những điều sai trái và tội lỗi đã làm:
Sự sám hối sẽ không hình thành nếu như không có sự hối hận tức day dứt, buồn rầu và không yên lòng về tội lỗi đã làm, và cũng không được xem là thực sự hối hận nếu như ai đó cứ luôn miệng nói về những tội lỗi trước đây của mình với niềm tự hào và kiêu hãnh về điều đó, cũng chính vì vậy nên Nabi e nói: “Hối hận là sám hối” (Ibnu Ma-Jah: 4252).
- Quyết không quay lại với điều tội lỗi:
Sự sám hối của một người bề tôi sẽ không có giá trị nếu như y định tâm sẽ quay lại với tội lỗi sau khi đã sám hối.
Những bước xác định sự quyết tâm:
- Người sám hối phải hứa với lòng mình rằng sẽ không quay lại cho đến hơi thở cuối cùng dù có phải gặp hoàn cảnh và trở ngại thế nào. Nabi e nói: “Ba điều mà một người sẽ tìm trong đó sự ngọt ngào của đức tin Iman”, Người đề cạp một trong ba điều đó là “Ghét quay lại với sự vô đức tin sau khi đã được Allah cứu rỗi khỏi nó giống như việc ghét bị đày trong Hỏa Ngục” (Albukhari: 21, Muslim: 43).
- Tránh xa những người, những địa điểm làm cho đức tin Iman suy giảm cũng như dẫn lối đưa đường đến với tội lỗi.
- Nhiều Du-a đến Allah, Đấng Tối Cao, xin Ngài làm vững chắc và kiên định tấm lòng trên tôn giáo của Ngài cho đến khi từ giã cõi đời bằng bất cứ ngôn ngữ nào, và một số lời Du-a từ Qur’an và Sunnah:
- • }رَبَّنَا لَا تُزِغْ قُلُوبَنَا بَعْدَ إِذْ هَدَيْتَنَا{ (آل عمران: 8)
{Lạy Thượng Đế, xin Ngài đừng làm cho trái tim của bầy tôi lệch lạc sau khi Ngài đã hướng dẫn bầy tôi!}(Chương 3 – Ali-Imran, câu 6).
- Nabi e thường cầu nguyện: « يَا مُقَلِّبَ الْقُلُوبِ ثَبِّتْ قَلْبِى عَلَى دِينِكَ » (رواه الترذي: 2140) “Ya muqollibal – qulub thabbit qolbi a’la di-nik” “Này hỡi Đấng làm thay đổi những con tim, xin Ngài hãy giữ vững trái tim bề tôi trên tôn giáo của Ngài” (Tirmizhi: 2140).
Điều gì sau sự sám hối?
llah, Đấng Tối Cao, thì Ngài sẽ tha thứ hết tội lỗi của y dù tội lỗi đó có lớn và nghiêm trọng như thế nào bởi lẽ lòng thương xót và nhân từ của Ngài là bao la, bao trùm hết mọi thứ, như Ngài đã phán: }قُلْ يَا عِبَادِيَ الَّذِينَ أَسْرَفُوا عَلَى أَنْفُسِهِمْ لَا تَقْنَطُوا مِنْ رَحْمَةِ اللهِ إِنَّ اللهَ يَغْفِرُ الذُّنُوبَ جَمِيعًا إِنَّهُ هُوَ الْغَفُورُ الرَّحِيم{ (الزمر: 53) {Hãy nói: “Hỡi các bề tôi của TA! Những ai đã làm cho tâm hồn mình vướng tội thì chớ nên tuyệt vọng về Đức Khoan dung của Allah. Chắc chắn Allah sẽ tha thứ mọi tội lỗi. Quả thật, Ngài là Đấng Hằng tha thứ, rất mực Khoan dung.} (Chương 39 – Azzumar, câu 53).
Sau khi sám hối một cách thành tâm và đúng nghĩa thì người Muslim sẽ không còn tội lỗi nữa, không những thế, Allah, Đấng Tối Cao còn đổi những điều xấu thành những điều tốt và phúc lành, như Ngài đã phán: }إِلَّا مَنْ تَابَ وَآَمَنَ وَعَمِلَ عَمَلًا صَالِحًا فَأُولَئِكَ يُبَدِّلُ اللهُ سَيِّئَاتِهِمْ حَسَنَاتٍ وَكَانَ اللهُ غَفُورًا رَحِيمًا{ (الفرقان: 70) {Ngoại trừ những ai biết sám hối và tin tưởng rồi làm việc thiện, những người đó là những người mà Allah sẽ đổi điều xấu xa của họ thành điều tốt lành và ân phúc bởi vì Allah là Đấng Hằng Tha thứ, Rất mực Khoan Dung} (Chương 25 – Al-Furqan, câu 70).
Với tình trạng này tức sau khi đã sám hối thì người bề tôi phải luôn giữ bản thân mình, phải luôn cẩn trọng chớ để Shaytan xâm nhập vào những mạch máu của y và dẫn y đến với điều lầm lạc.
Sự ngọt ngào của đức tin Iman:
Người nào yêu thương Allah và Thiên Sứ của Ngài e lớn hơn tình yêu đối với bản thân y thì y sẽ trở nên yêu thương những người khác bởi sự đến gần của họ với Allah, bởi giá trị tôn giáo của họ và bởi Islam của họ, và sẽ trở nên ghét việc quay lại với sự vô đức tin, Shirk và lầm lạc trước đó giống như y ghét bị thiêu đốt trong Hỏa Ngục. Và lúc bấy giờ, y sẽ cúi đầu quỳ lạy phủ phục Allah bằng cả đức tin Iman, y sẽ tìm thấy sự ngọt ngào trong trái tim của y về những điều y tìm thấy nơi Allah từ sự an lòng, hạnh phúc cũng như ân huệ được hướng dẫn, như Nabi e đã nói: “Ba điều mà một người sẽ tìm thấy trong đó sự ngọt ngào của đức tin Iman:Yêu thương Allah và Thiên Sứ của Ngài hơn bất cứ điều gì khác, yêu thương và không yêu thương một người chỉ vì Allah, và ghét quay lại với sự vô đức tin sau khi đã được Allah cứu rỗi khỏi nó giống như việc ghét bị đày trong Hỏa Ngục” (Albukhari: 21, Muslim: 43).
Tạ ơn về ân huệ được soi sáng và sám hối
Một trong những biểu hiện sự tạ ơn lớn nhất của người Muslim về ân huệ của Allah đã dành cho y qua sự sám hối và hướng dẫn là:
- Bám trụ lấy tôn giáo và kiên nhẫn chịu đựng trên những khó khăn và trở ngại trong việc giữ gìn duy trì tôn giá
Người sở hữu một nguồn kho báu quí giá thì y luôn cố gắng hết sức để giữ gìn và bảo vệ nó khỏi những kẻ trộm, những kẻ cướp và bất cứ điều gì gây ảnh hưởng đế nó. Islam là một món quà vĩ đại được ban tặng cho loài người, nó không phải là những tư tưởng hoặc những thú vui để con người tiêu khiển khi nào y muốn, mà nó là tôn giáo chi phối tất cả mọi sự tĩnh động trong cuộc sống của y. Cũng chính vì thế nên Allah, Đấng Tối Cao đã phán bảo vị Thiên Sứ của Ngài e phải kiên trì giữ lấy Islam và Qur’an, không được buông ra bởi vì đó là con đường ngay chính và chân lý: }فَاسْتَمْسِكْ بِالَّذِي أُوحِيَ إِلَيْكَ إِنَّكَ عَلَى صِرَاطٍ مُسْتَقِيم{ (الزخرف: 43) {Bởi thế, Ngươi (Muhammad) hãy bám chắc vào điều đã được mặc khải cho Ngươi. Quả thật, Ngươi đang đi trên con đường ngay chính và chân lý.} (Chương 43 – Azzukhruf, câu 43).
Và người Muslim không nên quá buồn rầu một khi gặp phải một tai kiếp và hoạn nạn nào đó sau khi đã gia nhập Islam, bởi đấy là sự thử thách của Allah, có rất nhiều người tốt hơn chúng ta và Ngài đã thử thách họ với những tai kiếp nặng nề hơn chúng ta rất nhiều nhưng họ đã kiên nhẫn chịu đựng và cố gắng vượt qua, họ chính là những vị Nabi của Allah được Ngài phán kể về những câu chuyện của họ, họ đã gặp không biết bao nhiêu tai kiếp khủng khiếp nhưng họ đã không hề mềm yếu và gục ngả trên con đường chính nghĩa của Allah. Những kiếp nạn là những cuộc thử thách của Allah cho đức tin Iman trung thực và cho sức mạnh của ý chí kiên định. Do đó, chúng ta phải đối mặt với những cuộc thử thách mà bám chặt lấy tôn giáo của Allah, và hãy cầu xin Ngài giống như Nabi e đã thường cầu xin Ngài với lời: « يَا مُقَلِّبَ الْقُلُوبِ ثَبِّتْ قَلْبِى عَلَى دِينِكَ » (رواه الترذي: 2140) “Ya muqollibal – qulub thabbit qolbi a’la di-nik” “Này hỡi Đấng làm thay đổi những con tim, xin Ngài hãy giữ vững trái tim bề tôi trên tôn giáo của Ngài” (Tirmizhi: 2140). Và trong ý nghĩa này, Allah, Đấng Tối Cao phán: }أَحَسِبَ النَّاسُ أَنْ يُتْرَكُوا أَنْ يَقُولُوا آَمَنَّا وَهُمْ لَا يُفْتَنُونَ • وَلَقَدْ فَتَنَّا الَّذِينَ مِنْ قَبْلِهِمْ فَلَيَعْلَمَنَّ اللهُ الَّذِينَ صَدَقُوا وَلَيَعْلَمَنَّ الْكَاذِبِينَ{ (العنكبوت: 2-3) {Phải chăng con người nghĩ rằng chúng sẽ được yên thân khi nói: “Chúng tôi đã tin tưởng” mà không bị thử thách hay sao? Và quả thật, TA (Allah) đã thử thách những người trước họ, mục đích Allah muốn làm cho thấy rõ ai là người trung thực và ai là kẻ gian dối.} (Chương 29 – Al-Ankabut, câu 2, 3).
- Nỗ lực trong việc kêu gọi đến với Allah bằng sự khéo léo, khôn ngoan và lời khuyên tốt đẹp:
Đây là một trong những cách biểu hiện lòng biết ơn lớn lao nhất về ân huệ của Islam đối với con người, giống như nó là một trong những nguyên nhân để giữ vững tôn giáo của Allah. Một người khi đã trải qua một căn bệnh hiểm nghèo, căn bệnh đó đã hoành hành làm hư hại thân xác của y và làm lãng phí biết bao nhiêu ngày đêm của y, nhưng rồi y đã tìm được phương cách và công thức điều trị hiệu quả căn bệnh hiểm nghèo của y; sau khi y khỏi bệnh chắc chắn y sẽ luôn cố gắng tuyên truyền phương thức điều trị đó lại cho mọi người, đặc biệt là người thân thuộc của y và những người mà y yêu mến. Và điều này sẽ được