Sau khi vào Islam có nên thay đổi tên hay không?
Người Muslim vẫn giữ nguyên tên gọi của mình sau khi đã vào Islam không cần phải đổi, bởi lẽ trong thời của các Sahabah không hề biết đến việc đổi tên khi vào đã vào Isalm, quả thật, đã có rất nhiều người vào Islam và họ vẫn giữ nguyên tên của họ dù không phải là tiếng Ả Rập trừ phi tên gọi đó mang ý nghĩa không tốt lành thì nên thay đổi do ý nghĩa không tốt lành của nó mà thôi.
Việc đổi tên nên thực hiện trong các trường hợp sau:
- Tên gọi đó mang tên vật thờ phượng ngoài Allah hoặc nó mang ý nghĩa trái với đức tin Iman:
Chẳng hạn như tên của người đó là Abdul-Masih (người bề tôi của Giê-Su) hoặc Abdul-Annabi (người bề tôi của Nabi) hoặc tên gọi mang ý nghĩa trái với đức tin Iman như tên Shanwadah có nghĩa là đứa con của Allah, bởi Allah luôn tối cao hơn những thứ đó.
Hoặc tên gọi được đặt với những thuộc tính dành riêng cho Allah, Đấng Tối Cao:
Chẳng hạn như gán cho người bề tôi một thứ gì đó từ những điều dành riêng cho Allah, Đấng Tối Cao, như gọi là Malik Al-Muluk (Vua của những vị vua) và những gì tương tự.
- Tên gọi đó mang ý nghĩa xấu không tốt lành mà bản chất tự nhiên của mỗi người đều không chấp nhận.
Allah, Đấng Tối Cao đã nghiêm cấm chúng ta những điều xấu xa và gớm ghiếc về thức ăn, đồ uống và tất cả mọi thứ trong cuộc sống, bởi thế, không nên đặt tên xấu mang những ý nghĩa xấu sau khi đã vào Islam, như Allah phán: }بِئْسَ الِاسْمُ الْفُسُوقُ بَعْدَ الْإِيمَانِ{ (الحجرات: 11) {Việc bêu tên xấu của một người sau khi y đã tin tưởng là một việc xấu xa.} (Chương 49 – Al-Hujurat, câu 11).
Khuyến khích đổi tên:
Nếu như tên mới là tên được yêu thích đối với Allah như đổi tên thành tên Abdullah (bề tôi của Allah), Abdurrahman (bề tôi của Đấng Độ Lượng) hay những tên gọi mang ý nghĩa thờ phượng và phủ phục Allah. Đấy là những tên gọi yêu thích khuyến khích đặt, tuy nhiên, nó không liên quan gì đến việc gia nhập Islam của một người.
- Được phép đổi tên dù không có nguyên do cần phải đổi chẳng hạn như đổi tên không phải tiếng Ả Rập thành tên theo tiếng Ả Rập, nhưng điều đó không phải là điều được khuyến khích trong giáo lý cũng như chẳng dính líu gì đến việc gia nhập Islam của một người.
Sunan Al-Fit-rah
Sunan Al-Fit-rah có nghĩa là gì?
Sunan Al-Fit-rah là những đặc điểm tự nhiên mà Allah đã tạo hóa trên bản thân con người và con người cần phải cải thiện chúng để trở nên hoàn hảo, trở nên một phong thái tốt đẹp và sạch sẽ, bởi lẽ Islam luôn quan tâm đến mọi cái đẹp, mọi sự hoàn thiện của cuộc sống cho người Muslim để họ được cải thiện từ nội tâm đến ngoại hình.
Nabi e nói: “Al-Fit-rah có năm: cắt da qui đầu, tẩy lông bộ phận sinh dục, tỉa râu mép, cắt móng tay, chân và tẩy lông nách” (Albukhari: 5552, Muslim: 257).
Cắt da quy đầu: là cắt bỏ phần da bao quanh đầu dương vật, và điều này nên làm vào vài ngày đầu sau khi sinh.
Đây là việc làm khuyến khích đối với nam giới, nó mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng nó không phải là điều kiện hay nghi thức gia nhập Islam, và người Muslim sẽ không có tội nếu như không cắt da qui đầu do sợ hay do một lý do nào đó.
Tẩy lông bộ phận sinh dục: là loại bỏ phần lông quanh bộ phận sinh dục bằng mọi cách thích hợp.
Tỉa râu mép: việc chừa râu mép là điều được phép nhưng không phải là điều khuyến khích, tuy nhiên, người Muslim khi chừa râu mép thì phải cắt ngắn cho gọn gàng, không để dài quá mức bình thường.
Chừa râu cằm: Islam khuyến khích và thúc giục nam giới chừa râu cằm, râu cằm ở đây bao hàm cả râu quay hàm.
Ý nghĩa của việc chừa râu là không cạo nó để noi gương theo Sunnah của Nabi e.
Cắt móng tay, chân: Người Muslim nên theo dõi móng tay chân, nên cắt ngắn chúng bởi vì chúng là chỗ mà vết bẩn sẽ bám vào.
Tẩy lông nách: Người Muslim nên loại bỏ phần lông mọc ở nách bằng cách nhổ hay bất cứ cách nào khác để giữ vệ sinh tránh gây mùi hôi.