Hành hương Hajj

Ân phúc của Makkah và Masjid Al-Haram:

Masjid Al-Haram nằm tại Makkah, vùng đất thiêng liêng, về phía Tây của bán đảo Ả Rập, trong Islam, nó là nơi được ban cho nhiều ân phúc, tiêu biểu:

  1. Trong Masjid có ngôi đền thiêng Ka’bah:

Cánh cửa của Ka’bah, trên nó được ghi nhiều câu Kinh Qur’an.

Ka’bah là ngôi đền được xây theo hình khối lập phương, nằm ở vị trí trung tâm của Masjid Al-Haram.

Nó là Qiblah (hướng) mà tất cả các tín đồ Muslim phải quay mặt về phía nó khi dâng lễ nguyện Salah và trong các hình thức thờ phượng khác được Allah sắc lệnh.

Nabi Ibrahim u và con trai của Người, Nabi Isma’il u đã xây cất ngôi đền này theo lệnh truyền của Allah, Đấng Tối Cao, sau đó, nó được tu bổ và làm mới lại rất nhiều lần.

Allah, Đấng Tối Cao phán: }وَإِذْ يَرْفَعُ إِبْرَاهِيمُ الْقَوَاعِدَ مِنَ الْبَيْتِ وَإِسْمَاعِيلُ رَبَّنَا تَقَبَّلْ مِنَّا إِنَّكَ أَنتَ السَّمِيعُ الْعَلِيم{ (البقرة: 127).

{Và hãy nhớ lại khi Ibrahim và Isma-i’l xây móng của Ngôi đền (Ka’bah) và cầu nguyện: “Lạy Thượng Đế của bầy tôi! Xin Ngài chấp nhận (việc làm này) từ bầy tôi, bởi vì Ngài là Đấng Hằng nghe và Hằng biết (hết mọi việc).”} (Chương 2 – Albaqarah, câu 127, 128). Quả thật, Nabi Muhammad r đã cùng với các bộ tộc Ả Rập của Makkah gắn lại cục đá đen vào vị trí của nó khi họ đã cùng nhau xây cất lại.

  1. Masjid Al-Haram là Masjid đầu tiên được dựng lên trên trái đất:

Khi vị Sahabah tên Abu Zdar t hỏi Thiên sứ của Allah r rằng Masjid nào được dựng lên đầu tiên trên trái đất thì Người bảo: “Masjid Al-Harm”. Sau đó, ông lại hỏi kế đến là Masjid nào nữa? Người bảo: “Masjid Al-Aqsa - Jarusalem”. Abu Zdar lại hỏi: Giữa hai Masjid này là bao nhiêu? Người r nói: “Bốn mươi năm, và khi nào ngươi có cơ hội viếng được nó thì hãy dâng lễ nguyện Salah trong đó bởi quả thật trong đó có nhiều ân phước”. (Albukhari: 3186, Muslim: 520).

  1. Ân phước của các lễ nguyện Salah trong đó được nhân lên:

Thiên sứ của Allah r nói: “Dâng lễ nguyện Salah trong Masjid này của Ta – ý nói Masjid Madinah – tốt hơn một ngàn lần dâng lễ nguyện Salah tại các Masjid khác ngoại trừ Masjid Haram, còn dâng lễ nguyện Salah tại Masjid Haram tốt hơn một trăm ngàn lần dâng lễ nguyện Salah tại các Masjid khác” (Ibnu Ma-jah: 1406, Ahmad: 14694).

  1. Masjid Haram là vùng cấm của Allah: Allah, Đấng Tối Cao phán:

{Quả thật, Ta (Muhammad) chỉ được lệnh thờ phượng Thượng Đế của thành phố (Makkah) này và Ngài đã làm cho nó thành vùng cấm linh thiêng, và tất cả mọi thứ đều là của Ngài, và Ta được lệnh phải là người Muslim (thần phục) Ngài.} (Chương 27 – Annaml, câu 91). Makkah là nơi được Allah cấm các tạo vật của Ngài gây đổ máu hoặc có hành vi bất công với bất cứ ai, Ngài cấm săn bắt ở đó và cấm chặt, nhổ cây cối và hoa cỏ nơi đó. Nabi r nói: “Quả thật Makkah là nơi mà Allah làm cho thành vùng cấm linh thiêng, nhưng Ngài không cấm con người đến đó, bởi thế, người tin tưởng Allah và tin tưởng vào Đời Sau thì không được phép gây đổ máu nơi đó và cũng không được hái, bứt bất kỳ cây cỏ nào nơi đó” (Albukhari: 104, Muslim: 1354).

 

  1. Makkah là nơi yêu thích nhất đối với Allah và Thiên sứ của Ngài, Muhammad r.

Có một vị Sahabah đã nói: Tôi đã nhìn thấy Thiên sứ của Allah r lúc Người đang đứng tại Al-Hazurah (một thôn xóm ở Makkah) và Người nói: “Thề bởi Allah, quả thật, Ngươi là vùng đất ân phúc nhất trong các vùng đất của Allah và là vùng đất yêu thích nhất đối với Ngài, nếu Ta không được lệnh rời khỏi ngươi thì Ta đã không rời khỏi ngươi” (Tirmizhi: 3925, Annasa-i trong Al-Kubra: 4352).

  1. Allah sắc lệnh phải đi hành hương đến ngôi nhà Al-Haram của Ngài đối với ai có khả năng đến đó.

Quả thật, Nabi Ibrahim u đã kêu gọi nhân loại đến hành hương tại đây và mọi người trên khắp mọi nơi đã tập trung đến đây, và các vị Nabi đều đến đây hành hương như Thiên sứ của Allah r đã thông tin cho biết. Allah phán bảo Nabi Ibrahim u:

Ý nghĩa của Hajj

Hajj là định tâm đến ngôi nhà Al-Haram của Allah để thực hiện các nghi thức viếng thăm, và các nghi thức này gồm những hành động, lời nói được Nabi r chỉ dạy và hướng dẫn như Ihram, Tawaf (đi quanh) ngôi đền Ka’bah bảy vòng, Sa’i (đi qua lại) bảy dòng giữa hai ngọn đồi Safa và Marwah, dừng chân tại Arafah, ném các trụ Jamarat ở Mina cùng với những nghi thức khác.

Việc hành hương Hajj mang lại nhiều hồng phúc thiêng liêng cho các bầy tôi như thể hiện sự độc tôn hóa Allah, đặc ân tha thứ của Allah dành cho những người hành hương, những người Muslim có cơ hội quen biết và giao lưu với nhau, học hỏi các giáo luật tôn giáo và những hồng phúc khác.

Thời điểm thực hiện Hajj: Tất cả những việc làm của Hajj được diễn ra từ ngày mồng tám cho đến ngày mười ba của tháng Zdul-Hijah, tháng 12 theo niên lịch Islam.

Hajj bắt buộc đối với ai ?

Đi quanh Ka’bah bảy vòng là một trong các nghi thức trụ cột của Hajj và Umrah. .

Hajj bắt buộc đối với người Muslim Mukallaf có khả năng (ý nghĩa của Makallaf là người tỉnh táo và trưởng thành).

Ý nghĩa của sự có khả năng:

Có thể đến được ngôi nhà Al-Haram một cách an toàn và hợp pháp, có thể thực hiện các nghi thức Hajj một cách không gặp trở ngại, đảm bảo sức khỏe và đầy đủ tiền bạc cho chuyến hành hương cũng như chừa lại một cách đầy đủ làm nguồn chi tiêu cho những người phải có trách nhiệm chu cấp cho họ.

Các trường hợp người Muslim có thể thực hiện Hajj

  1. Có thể tự mình thực hiện, có nghĩa là một người có khả năng tự mình đến ngôi đền một cách không gặp trở ngại quá mức bình thường, có đầy đủ chi phí cho cuộc hành hương, thì bắt buộc y phải tự mình thực hiện Hajj.
  2. Có thể thực hiện Hajj qua người khác chứ không thể tự mình thực hiện, đó là người không có khả năng tự mình thực hiện Hajj do bệnh tật và già yếu nhưng lại tìm thấy người thực hiện hộ cho mình và y có đủ tiền để đưa cho người đó làm lộ phí cho chuyến hành hương cho mình, thì bắt buộc y phải chi ra số tiền đó để người đó thực hiện Hajj cho y.
  3. Người không thể tự mình thực hiện Hajj cũng không thể nhờ người khác thực hiện thì đối tượng này không bắt buộc phải thực hiện Hajj cho tới khi nào y có thể.

Tương tự, người không có đủ tiền để thực hiện Hajj hay không đủ tiền để chừa lại cho người thân thì y không bắt buộc phải thực hiện Hajj.

Và một người không cần phải cố gắng kiếm tiền để thực hiện Hajj, tuy nhiên, khi nào y đã sở hữu được nguồn tài chính đủ để thực hiện thì mới bắt buộc y thực hiện.

Phụ nữ đi làm Hajj phải có người Mahram đi cùng

Giáo luật qui định người phụ nữ đi làm Hajj cần phải có người Mahram đi cùng, nếu không có thì không bắt buộc người phụ nữ phải thực hiện Hajj, và những người Mahram này là chồng hoặc những ai vĩnh viễn không được cưới làm chồng như cha, ông nội (ngoại), con trai, cháu trai, anh em ruột, chú (bác, cậu) (xem trang 205).

Và nếu người phụ nữ đi làm Hajj không có Mahram đi cùng một cách an toàn thì Hajj có giá trị và được ban thưởng nếu được hoàn tất tốt đẹp.

Bạn có đủ tiền và đủ sức khỏe cho chuyến đi hành hương Hajj không ?
Bắt buộc bạn phải tự mình thực hiện Hajj.
Không
Có phải bạn có đủ tiền nhưng bạn không có đủ sức khỏe để tự mình thực hiện Hajj do bệnh tật không hy vọng chữa khỏi hoặc do bạn lớn tuổi già yếu đúng không ?
Bắt buộc bạn phải đưa tiền cho người khác đi làm Hajj thay bạn.
Không
Nếu bạn không có đủ tiền cho chuyến hành hương Hajj (tiền cho chuyến đi và tiền để lại dành chi tiêu cho người thân mà bạn phải có trách nhiệm chu cấp) thì không bắt buộc bạn phải đi làm Hajj và cũng không bắt buộc bạn phải cố gắng thu gom tiền để thực hiện Hajj.

Các ân phúc của Hajj

Bắt buộc đối với ai muốn làm Hajj và Umrah phải học các giáo luật riêng biệt về Hajj và Umrah.

Việc làm Hajj mang lại nhiều ân phúc, tiêu biểu như:

  1. Nó là việc làm ân phúc nhất, khi Nabi r được hỏi rằng việc làm nào là ân phúc nhất thì Người r bảo: “Đức tin nơi Allah và Thiên sứ của Ngài”, và khi được hỏi kế đến là gì nữa thì Người r bảo: “Đi Jihad (chiến đấu) cho con đường chính nghĩa của Allah”, và khi được hỏi kế đến là việc làm nào nữa thì Người r bảo: “Hành hương Hajj được chấp nhận” (Albukhari: 1447, Muslim: 83).
  2. Hajj là mùa vĩ đại cho đặc ân được Allah tha thứ tội lỗi, Nabi r nói: “Người nào đi hành hương Hajj, y không thô tục và dâm ô trong lời nói cũng như trong hành vi thì y sẽ trở lại y như thuở mới lọt lòng mẹ” (Albukhari: 1449, Muslim: 1350).
  3. Hajj là cơ hội lớn để được giải thoát khỏi Hỏa Ngục, Thiên sứ của Allah r nói: “Không có ngày nào mà người bề tôi được giải thoát khỏi Hỏa Ngục nhiều hơn ngày Arafah” (Muslim: 1348).
  4. Phần thưởng dành cho Hajj là Thiên Đàng, Nabi r nói: “Cuộc hành hương Hajj được chấp nhận thì phần thưởng không gì hơn là Thiên Đàng” (Albukhari: 1683, Muslim: 1349).

Và những ân phúc này cũng như những ân phúc khác chỉ đạt được đối với ai trung thực và thành tâm cũng như đi theo đúng đường lối chỉ dạy và hướng dẫn của Nabi r.

Mục đích của Hajj

Việc làm Hajj có những mục đích và giá trị thiêng liêng cho bản thân cũng như cho tập thể xã hội. Cũng chính vì lẽ này nên Allah đã phán cho chúng ta biết rằng việc người đi làm Hajj phải giết tế con vật là mang ý nghĩa thờ phượng Allah: }لَنْ يَنَالَ اللَّهَ لُحُومُهَا وَلَا دِمَاؤُهَا وَلَكِنْ يَنَالُهُ التَّقْوَى مِنْكُمْ{ (الحج: 37). {Thịt và máu của chúng (các con vật được giết tế) sẽ không bao giờ đến tận nơi Allah mà chỉ có lòng kính sợ của các ngươi mới đến được nơi Ngài } (Chương 22 – Al-Hajj, câu 37). Nabi r nói: “Việc đi vòng quanh ngôi đền Ka’bah cũng như đi qua lại giữa đồi Safa và Marwah, ném đá các trụ Jamarat đều chỉ thiết lập sự tưởng nhớ và tụng niệm đến Allah” (Abu Dawood: 1888).

Những mục đích và giá trị tiêu biểu của Hajj:

  1. Thể hiện sự hạ mình và thần phục Allah:

Người đi làm Hajj đã từ bỏ quần áo lộng lẫy, bỏ đi sự chưng diện và kiểu cách sang trọng, y mặc bộ y phục Ihram biểu hiện sự bần hàn và thấp hèn trước Thượng Đế của y, y giải thoát bản thân mình khỏi thế giới trần tục với những bận rộn lo toan, y chỉ chuyên tâm hướng về Đấng Bảo Hộ của y với niềm hy vọng và khao khát được Ngài tha thứ, được Ngài thương xót. Rồi sau đó, y đứng tại vùng Arafah tha thiết khẩn cầu Thượng Đế của y bằng sự ca tụng và tán dương Ngài về những ân huệ và hồng phúc mà Ngài đã ban cho y và xin Ngài tha thứ tội lỗi và cứu rỗi y thoát khỏi sự trừng phạt.

  1. Hajj là sự tạ ơn ân huệ:

Việc thực hiện bổn phận Hajj thể hiện sự tri ân ân huệ của Allah từ hai khía cạnh: Tri ân về ân huệ tiền bạc, tài sản và tri ân về sự sức khỏe an lành. Tiền bạc, tài sản và sức khỏe an lành là hai ân huệ vĩ đại nhất trong các ân huệ mà con người được ban cho ở cõi trần này. Cho nên, Hajj thể hiện sự tri ân về hai ân huệ thiêng liêng này khi mà một người đã hy sinh tiền của và sức lực của mình trong con đường tuân lệnh Allah. Và không phải nghi ngờ gì nữa rằng tri ân ân huệ được ban cho là điều bắt buộc, nó xác nhận trí tuệ được hướng dẫn và biểu hiện giáo lý của tôn giáo.

  1. Đại hội của những người Muslim:

Những người Muslim từ khắp mọi miền của quả địa cầu triệu tập lại để thực hiện nghĩa vụ hành hương Hajj, họ có thể giao lưu với nhau, kết nối tình hữu nghị và đoàn kết giữa mối quan hệ đồng đạo, loại bỏ sự chia rẽ, dẹp tan sự phân biệt sang hèn, giàu nghèo, màu da, sắc tộc và ngôn ngữ, thống nhất và liên hiệp cùng một tiếng nói chung của những người Muslim, họ đồng tâm cùng nhau thể hiện sự kính sợ Allah, biểu hiện sự tuân lệnh và ngoan đạo, cùng nhau thực hiện điều thiện tốt và phúc lành.

  1. Nghĩ đến cuộc sống Đời Sau:

Hajj sẽ giúp người Muslim nghĩ đến Ngày trình diện trước Allah. Đó là khi người làm Hajj mặc bộ y phục Ihram, định tâm vào trạng thái Ihram (bị nghiêm cấm làm một số điều), đứng tại Arafah, nhìn thấy một biển người đang cùng mặc chung một y phục gồm hai mảnh quấn quanh người, lúc bấy giờ y sẽ nghĩ tới buổi triệu tập mà người bề tôi phải trình diện trước Thượng Đế sau khi chết, và điều này sẽ khiến y chuẩn bị tốt hơn cho Ngày trình diện đó.

  1. Biểu hiện sự độc tôn hóa Allah, chỉ thờ phượng duy nhất một mình Ngài bằng cả lời nói và hành động:

Cho nên biểu hiệu nghi thức của người làm Hajj là lời Talbiyah: لَبَّيْكَ اللهُمَّ لَبَّيْكَ، لَبَّيْكَ لَا شَرِيْكَ لَكَ لَبَّيْكَ، إِنَّ الْحَمْدَ وَالنِّعْمَةَ لَكَ وَالْمُلْكَ، لَا شَرِيْكَ لَكَ. Labbaikollo-humma labbaika, labbaika la shari-ka laka labbaika, innal-hamda wanni’mata laka wal-mulk, la shari-ka laka. (Lạy Allah, xin vâng lệnh Ngài, xin vâng lệnh Ngài, Ngài không có đối tác ngang vai, xin vâng lệnh Ngài, quả thật sự ca ngợi, mọi ân huệ và mọi vương quyền đều là của Ngài, Ngài không có đối tác ngang vai). Một vị Sahabah đã thuật lại về việc Nabi r mô tả Talbiyah: “Hãy đọc lời Tawhid” (Muslim: 1218), để biểu hiện Tawhid trong mọi nghi thức

Bắt buộc phải thực hiện Umrah một lần trong đời đối với ai có khả năng thực hiện.

Umrah

Là hình thức thờ phượng Allah bằng cách mặc y phục Ihram, Tawaf quanh ngôi đền bảy vòng, Sa-i qua lại giữa đồi Safa và Marwah bảy dòng, sau đó cạo đầu hay cắt ngắn tóc.

Giới luật qui định nó là nghĩa vụ bắt buộc một lần trong đời đối với ai có khả năng thực hiện và khuyến khích thực hiện nhiều lần.

Thời điểm của nó: được phép thực hiện nó xuyên suốt thời gian trong năm không có giới hạn, tuy nhiên, nếu thực hiện nó trong tháng Ramadan thì ân phước sẽ được nhân lên rất nhiều như lời Nabi r đã nói: “Umrah trong tháng Ramadan tương đương với Hajj” (Albukhari: 1764, Muslim: 1256).