Cung cách dâng lễ nguyện Salah

  1. Cung cách dâng lễ nguyện Salah Niyah là điều kiện làm nên giá trị của lễ nguyện Salah, có nghĩa là trái tim phải định tâm thờ phượng Allah bằng lễ nguyện Salah, và luôn ý thức được rằng đó là lễ nguyện Salah Maghrib, Isha’ hay lễ nguyện Salah nào đó. Định tâm không phải là nói thành lời trên môi mà là ý định của tâm và não, còn nếu nói bằng lời và cho đó là sự định tâm thì điều này thực chất không được Nabi r chỉ dạy cũng như không ai trong các vị Sahabah của Người từng làm.
  2. Đứng nghiêm trang và nói: (اللهُ أَكْبَرُ) – (Ollo-hu-akbar có nghĩa là Allah, Đấng Vĩ Đại nhất), đồng thời giơ hai bàn tay lên ngang vai hoặc cao hơn một chút, lòng bàn tay mở ra hướng về Qiblah. Phải nói (اللهُ أَكْبَرُ) thành lời, và ý nghĩa của lời Takbir này là ca ngợi sự vĩ đại của Allah rằng Ngài vĩ đại hơn vũ trụ và tất cả mọi thứ trong nó. Và đây là sự nhận định bằng lời nói lẫn con tim và trí tuệ một cách kính sợ và phủ phục.

 

  1. Sau khi Takbir tức nói (اللهُ أَكْبَرُ) xong thì đặt hai tay lên ngực, tay phải bên trên tay trái, thực hiện như thế mỗi khi đứng.
  2. Khuyến khích đọc lời Du-a Istiftah: (Subha-naka Ollo-humma wa bihamdika taba-rakas-muka wa ta’ala jadduka wala ila-ha ghoruka) (Vinh quang thay Allah, Đấng với sự tối cao, ân phúc, oai nghiêm và quyền lực đáng được ca ngợi, không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Ngài).
  3. Nói: (A’u-zdu billa-hi minash-shayto-nirroji-m) Đây được gọi là Isti’azdah, có nghĩa là: Tôi cầu xin Allah che chở tránh khỏi mọi điều xấu của Shaytan.
  4. Nói: (Bismilla-hir-rohma-nir-rohi-m) Đây được gọi là Basmalah, có nghĩa là: Nhân danh Allah, Đấng Rất mực Độ Lượng, Đấng Rất mực Khoan Dung (câu nói bắt đầu cho mọi việc làm của người Muslim).
  5. Đọc chương Fatihah, Fatihah là chương vĩ đại nhất trong Kinh sách của Allah (Qur’an).
  • Và quả thật, Allah đã ban ân phúc cho vị Thiên Sứ của Ngài khi Ngài ban chương đó xuống, Ngài phán: {Và quả thật, TA (Allah) đã ban cho Ngươi (Muhammad) bảy câu kinh nhắc đi nhắc lại và Quyển Qur’an vĩ đại} (Chương 15 – Al-Hijr, câu 87).
  • Người Muslim phải học thuộc lòng chương Kinh này bởi vì việc đọc nó là nghi thức trụ cột của lễ nguyện Salah đối với người thực hiện một mình hay thực hiện theo sau Imam trong lễ nguyện Salah mà Imam không đọc lớn tiếng.
  1. Đọc xong bài Fatihah hoặc sau khi nghe Imam đọc xong Fatihah thì hãy nói: (آمِيْن) – (Amin) có nghĩa là: Lạy Allah, xin Ngài hãy chấp nhận lời cầu nguyện này.
  2. Trong hai Rak’at đầu, sau khi đọc bài Kinh Fatihah thì khuyến khích đọc thêm một chương Kinh khác hoặc một số câu Kinh, riêng ở Rak’at thứ ba hoặc thứ tư thì chỉ đọc Fatihah thôi.
    • Đọc Fatihah và những câu Kinh sau đó một cách to tiếng đối với lễ nguyện Salah Fajar và trong hai Rak’at đầu của lễ nguyện Salah Maghrib và Isha’, còn đối với Zhuhur và Asr thì chỉ đọc thầm.
    • Riêng tất cả các lời tụng niệm còn lại của lễ nguyện Salah thì chỉ đọc thầm.
  1. Sau đó, Takbir để Ruku’a, khi Takbir cũng giơ hai bàn tay lên ngang vai hoặc cao một chút, lòng bàn tay hướng về Qiblah giống như cách Takbir mở đầu.
  2. Ruku’a là cúi gập người hướng về Qiblah sao cho lưng và đầu ngang bằng nhau, hai bàn tay đặt lên hai đầu gối, và nói: (Subha-na-Rabbiyal-Azhi-m). Khuyến khích lặp lại lời tụng niệm ba lần, nhưng bắt buộc chỉ có một lần. Và Ruku’a là cách biểu hiện sự sùng kính và ca ngợi sự vĩ đại của Allah. Ý nghĩa (Subha-na-Rabbiyal-Azhi-m): Vinh quang thay Allah, Thượng Đế của bề tôi, Đấng Tối Cao, bề tôi nói lời này trong lúc bề tôi cúi mình trước Ngài để tỏ lòng sùng kính và phủ phục.

 

  1. Trở dậy từ tư thế Ruku’a để đứng nghiêm trở lại, khi trở dậy cũng giơ hai bàn tay lên ngang vai và lòng bàn tay hướng về Qiblah đồng thời nói: (Sami’ollo-hu liman hamidah) – (Allah nghe thấy người tán dương ca ngợi Ngài) Nói câu này nếu như là Imam hoặc người dâng lễ một mình, rồi tiếp tục nói câu sau đây đối với tất cả (Imam, người theo sau Imam, và người dâng lễ một mình) : (Rabbana wa laka-hamdu) – (Lạy Thượng Đế của bề tôi, mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng lên Ngài) Sau các câu trên, khuyến khích người dâng lễ nguyện Salah nói thêm: (Hamdan Kathi-ran taiyiban muba-rakan fi-h, mil-as-sama wa mil-al-ardh wa mil-a ma shi’ta min shay-in ba’ad) (Muôn lời ca ngợi, mọi sự ân phúc và tốt lành đều ở nơi Ngài, tất cả bao phủ trời đất và bao phủ những gì Ngài muốn).
  1. Nói Takbir đồng thời quì xuống đất cúi mọp đầu được gọi là Sujud. Tư thế Sujud là toàn bộ cơ thể được đặt trên bảy bộ phận: trán cùng với mũi, hai bàn tay, hai đầu gối, và các ngón chân hai bên. Khi Sujud, khuyến khích giữ khoảng cách giữa hai khuỷu tay với hai bên hông, bụng cách với hai đùi, và hai đùi cách với hai cẳng chân, hai cánh tay nâng lên cao khỏi mặt đất.
  2. Nói trong lúc Sujud: (Subha-na-Rabbiyal-A’la). Nói một lần là bắt buộc nhưng khuyến khích nói ba lần câu tụng niệm này. Sujud là một trong những thời khắc thiêng liêng nhất để Du-a Allah. Người Muslim sau khi nói xong lời tụng niệm bắt buộc thì y nên tận dụng cơ hội mà cầu xin Allah về những gì tốt đẹp trên thế gian và ở cõi Đời Sau. Nabi r nói: “Khoảng cách gần nhất giữa người bề tôi với Thượng Đế của y là lúc y Sujud, bởi thế các người hãy Du-a cho thật nhiều” (Muslim: 482). Ý nghĩa câu (Subha-na-Rabbiyal-A’la): Vinh quang thay Allah, Thượng Đế của bề tôi, Đấng Tối Cao, Tối Cao hơn tất cả mọi thứ, bề tôi cúi đầu mọp xuống đất quì lạy để biểu hiện sự phủ phục và hạ mình trước sự tối cao của Ngài.
    1. Takbir và ngồi dậy được gọi là ngồi giữa hai Sujud, khuyến khích ngồi lên bàn chân trái, bàn chân phải để thẳng đứng, hai bàn tay đặt trên hai đùi gần đầu gối.
    • Tất cả tư thế ngồi trong Salah khuyến khích là ngồi theo cách này trừ lúc ngồi để đọc Tasha-hud lần cuối thì khuyến khích để thẳng đứng bàn chân phải như cũ nhưng bàn chân trái di chuyển về phía bên phải sao cho mong đặt trực tiếp xuống đất.
    • Người nào không thể ngồi trong Salah theo tư thế đã nói do bị đau hoặc do không quen thì cứ ngồi theo tư thế gần giống như vậy để được thoái mái và dễ chịu.
      1. Nói trong lúc ngồi giữa hai Sujud: (Rabbigh-firli) có nghĩa là (Lạy Thượng Đế của bề tôi, xin tha thứ tội lỗi cho bề tôi) Khuyến khích nói câu tụng niệm này ba lần.
      2. Rồi Sujud lần hai giống như lần thứ nhất.
    1. Sau đó, đứng dậy sau khi đã Sujud lần hai đồng thời nói (اللهُ أَكْبَرُ).
    2. Thực hiện Rak’at thứ hai hoàn toàn giống như Rak’at thứ nhất.
    3. Sau khi đã thực hiện xong Sujud lần hai của Rak’at thứ hai thì ngồi lại để đọc lời tụng niệm dưới đây được gọi là Tashahhud Auwal: (Attahiya-tulillah wassolawa-tu wattoiyiba-t. Assala-mu alayka ayyuhan-Nabi-yu wa rohmatullo-hi wabaraka-tuh. Assala-mu alayna wa ala iba-dilla-hisso-lihi-n. Ash-hadu alla ila-ha-illollo-h, wa ash-hadu anna Muhammadan abduhu wa rosuluh) (Mọi lời chào tốt đẹp và phúc lành xin kính dâng lên Allah. Cầu xin Allah ban bằng an và phúc lành cho Người ơi Nabi. Và cầu xin Allah ban bằng an và phúc lành cho chúng ta và cho tất cả các bầy tôi ngoan đạo của Ngài. Tôi xin chứng nhận rằng không có Thượng Đế đích thực nào khác mà chỉ có Allah duy nhất, và tôi xin chứng nhận rằng Muhammad là vị Sứ giả và là người bề tôi của Ngài).
    4. Sau đó, đứng dậy thực hiện tiếp tục phần còn lại của lễ nguyện Salah nếu đối với lễ nguyện Salah gồm ba hoặc bốn Rak’at, có điều là khi đứng ở Rak’at thứ ba hay thứ tư thì chỉ đọc bài Fatihah thôi.
    • Riêng đối với lễ nguyện Salah gồm hai Rak’at như Salah Fajar thì phải ngồi Tashahhud Akhir sẽ được trình bày tiếp sau đây.
    1. Sau khi đã thực hiện xong Sujud lần hai trong Rak’at cuối thì phải ngồi lại đọc Tashahhud Akhir được gọi là ngồi Tashahhud Akhir. Bài Tashahhud Akhir là đọc giống như phần Tashahhud Auwal và đọc thêm phần Salawat cho Nabi dưới đây: (Ollo-humma solli ala Muhammad wa ala a-li Muhammad kama sollayta ala Ibrahim wa ala a-li Ibrahim, wa ba-rik ala Muhammad wa ala a-li Muhammad kama ba-rakta ala Ibrahim wa ala a-li Ibrahim fil-alami-n, innak hami-dummaji-d) (Lạy Allah, xin Ngài ban bằng an cho Muhammad và gia quyến của Muhammad giống như Ngài đã ban bằng an cho Ibrahim và gia quyến của Ibrahim, và xin Ngài ban phúc ành cho Muhammad và gia quyến của Muhammad giống như Ngài ban phúc lành cho Ibrahim và gia quyến của Ibrahim, trong vũ trụ này, quả thật, Ngài là Đấng Oai nghiêm và Quyền lực). Khuyến khích nói sau đó lời Du-a dưới đây: (A’u-zdu billah-hi min azda-bi jahannam, min azda-bil-qabri, min fitnatil-mahya wal-mama-t, wa min fitnatil-mashi-hid-dadja-l) (Bề tôi cầu xin Allah che chở khỏi hình phạt của Hỏa Ngục, hình phạt nơi cõi mộ, khỏi sự thử thách của sự sống và cái chết, và khỏi điều xấu của Masih Dajjaal).
      1. Sau đó, quay mặt sang bên phải và nói:(Assala-mualaykum warohmatullo-h) Rồi tiếp tục quay mặt sang bên trái và nói tương tự. Và với lời Salam này thì người Muslim đã hoàn thành lễ nguyện Salah của mình như Nabi r đã nói: “Vào giới nghiêm của lễ nguyện Salah bằng Takbir và kết thúc giới nghiêm của nó bằng Salam” (Abu Dawood: 61, Tirmizhi: 3). Có nghĩa là lễ nguyện Salah bắt đầu bằng Takbir và kết thúc bằng Salam.
        1. Sau mỗi khi xong lễ nguyện Salah bắt buộc thì khuyến khích người Muslim nói:
          1. (Astaghfirullo-h) có nghĩa là bề tôi cầu xin Allah tha thứ tội lỗi (nói ba lần).
          2. Nói: (Ollo-humma antas-salam wa minkassalam taba-rakta zdal-jala-li wal-ikra-m. Ollo-humma la ma-ni’a lima a’toita wala mu’tiya lima mana’ta wala yanfa’u zdal-jaddi minkal-jaddu). (Lạy Allah, Ngài là Đấng Bằng An và sự bằng an là từ nơi Ngài, Ngài là Đấng Ân Phúc, Tối Cao và Quảng Đại. Lạy Allah, xin Ngài đừng cản trở những gì Ngài đã ban cho, và đừng cho những gì Ngài đã nghiêm cấm, và không có điều phúc lành nào ngoài phúc của Ngài).
          3. Sau đó tiếp tục nói: (سُبْحَانَ اللهِ) – (Subha-nollah) 33 lần, (الحَمْدُ لِلهِ) – (Alhamdulillah) 33 lần, (اللهُ أَكْبَرُ) – (Ollo-hu-Akbar) 33 lần và làm tròn con số 100 bằng lời: (La ila-ha illollo-h wahdahu la shari-ka lahu, lahul-mulku walahul-hamdu, wa huwa ala kulli shay-in qodi-r) (Không có Thượng Đế đích thực nào khác ngoài Allah, Ngài là Đấng Duy Nhất, Ngài không có đối tác ngang vai, mọi vương quyền đều là của Ngài, mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng lên Ngài, và Ngài là Đấng Toàn Năng trên mọi thứ).

        Nội dung ý nghĩa chương Kinh Fatihah:

        {Mọi lời ca ngợi và tán dương kính dâng lên Allah, Đấng Chủ Tể của vũ trụ và muôn loài} . Ý nói rằng bề tôi xin ca ngợi và tán dương Allah về tất cả mọi thuộc tính, hành động, ân huệ của Ngài bằng cả lòng yêu thương và tôn vinh, Đấng Chủ Tể có nghĩa là Đấng Tạo Hóa, Đấng Điều Hành, Chế Ngự, và Trông Coi vũ trụ và mọi vạn vật, còn vũ trụ và muôn loài có nghĩa là tất cả những gì khác với Allah từ con người, Jinn, các Thiên thần, các loài động vật, và tất cả mọi vạn vật trong vũ trụ.

        {Đấng rất mực Độ Lượng, Đáng rất mực Khoan Dung}. Đây là hai đại danh của Allah. (الرَّحمَنِ) – (Đấng rất mực Độ Lượng) với tất cả mọi tạo vật của Ngài trên thế gian, (الرَّحِيمِ) – (Đấng rất mực Khoan dung) chỉ với những ai có đức tin ở Đời Sau.

        {Vị Vua của Ngày Phán xét}. Có nghĩa là Đức Vua toàn quyền phán xét để thưởng phạt vào Ngày Phục Sinh. Lời phán này nhằm nhắc nhở người Muslim nghĩ đến Ngày Sau, hối thúc y nỗ lực làm việc thiện và ngoan đạo.

        {Chỉ với Ngài bầy tôi thờ phượng và chỉ với Ngài bầy tôi cầu xin sự trợ giúp}. Lạy Thượng Đế của bầy tôi, bầy tôi chỉ thờ phượng riêng một mình Ngài duy nhất, bầy tôi sẽ không tổ hợp cùng với Ngài bất cứ thần linh nào khác trong thờ phượng, bầy tôi chỉ cầu xin sự phù hộ và giúp đỡ nơi Ngài vì tất cả mọi sự việc đều nằm trong tay Ngài, và không ai có khả năng chi phối một điều gì dù điều đó chỉ nhỏ bằng hạt nguyên tử.

        {Xin Ngài hướng dẫn bầy tôi con đường ngay chính}. Tức xin Ngài hãy dẫn dắt, soi sáng và phù hộ bầy tôi đến với con đường ngay chính và xin Ngài làm bầy tôi vững bước trên con đường đó cho đến lúc quay trở về trình diện Ngài. Và con đường ngay chính là tôn giáo Islam, tôn giáo sẽ dẫn lối đến với sự hài lòng của Allah và Thiên Đàng của Ngài, và đây chính là tôn giáo mà vị Nabi, vị Thiên Sứ cuối cùng Muhammad r đã hướng dẫn, và không có con đường nào khác dẫn người bề tôi đến với sự hạnh phúc ngoại trừ thẳng bước trên con đường này.

        {Con đường của những người mà Ngài đã ban hồng phúc cho họ }. Tức con đường mà Ngài đã hướng dẫn các vị Nabi cũng như những người ngoan đạo nhận thức được điều chân lý và đi theo nó.

        {chứ không phải con đường của những người mà Ngài đã giận dữ với họ, và cũng không phải con đường của những người lầm lạc và sai lệch}. Tức xin Ngài hãy giúp bầy tôi tránh xa khỏi con đường của những kẻ mà Ngài giận dữ và phẫn nộ, đó là con đường của những kẻ biết điều chân lý nhưng không làm theo và họ là những người Do thái và những ai đi theo họ; và cũng xin Ngài giúp bề tôi tránh xa khỏi con đường của những kẻ lầm lạc, và họ là những người không được hướng dẫn đến với chân lý, họ là những người Thiên chúa và những ai đi theo họ.

        Người không thuộc bài Fatihah và các lời tụng niệm trong lễ nguyện Salah phải làm gì?

        Người mới cải đạo Islam chưa thuộc bài Fatihah cũng như các lời tụng niệm của lễ nguyện Salah thì y phải thực hiện các điều sau:

        • Y phải cố gắng và nỗ lực học thuộc các lời tụng niệm bắt buộc trong lễ nguyện Salah, và những lời tụng niệm này chỉ có giá trị bằng tiếng Ả rập, những lời tụng niệm này gồm có: Bài Fatihah, Takbir (Ollo-hu-Akbar), (Subha-na Rabbiyal-azhi-m), (Sami’ollo-huliman hamidah), (Rabbana wala kal-hamdu), (Subha-na Rabbiya-A’la), (Rabbighfir li), bài Tashahhud, bài Salawat cho Nabi và lời Salam (Assalamualayku warohmatullo-h).
        • Trước khi học thuộc các lời tụng niệm bắt buộc thì người Muslim phải thực hiện các lễ nguyện Salah bằng cách đọc những lời tụng niệm nào đã thuộc và lặp đi lặp lại trong suốt quá trình dâng lễ nguyện Salah, bởi Allah có phán rằng: {Bởi thế, các ngươi hãy kính sợ Allah theo khả năng của các ngươi.} (Chương 64 – Attagha-bun, câu 16).
        • Người mới cải đạo trong giai đoạn này nên phải cố gắng hoàn tất các lễ nguyện Salah cùng với tập thể để lễ nguyện Salah được thực hiện đúng cách hơn, hơn nữa Imam sẽ là người gánh chịu trách nhiệm cho cuộc dâng lễ nguyện Salah của tập thể.